Trang chủ Vấn đề hôm nay Phật giáo và hòa bình thế giới: Bài 3: Sáu khuyết điểm...

Phật giáo và hòa bình thế giới: Bài 3: Sáu khuyết điểm của Phật giáo làm ngăn trở hoà bình

153
0

Nhưng Phật giáo cũng có những khuyết điểm mà ta giải thích được tại sao không có đóng vai trò quan trọng như là một yếu tố kiến tạo hoà bình, một điểm chắc chắn Phật giáo có tiềm năng thực hiện. Sáu điểm sau đây sẽ minh chứng cho vấn đề. Những ai sống trong các nước theo Phật giáo có thể thấy được nhiều hơn.

1. Khoan Dung Với Quân Phiệt  

Khoan dung là điều tốt, nhưng khoan dung Phật giáo đưa tới chổ quá mức độ, thí dụ như trong những chế độ quân phiệt dùng cực kỳ bạo lực – như trong trường hợp Nhật Bản nơi mà Phật tử cũng bám chặt dễ dàng Thần Đạo và kết hợp với Khổng giáo trong một cách cực kỳ nguy hiểm và trợ lực cho giới quân phiệt của Nhật (lối tự tử kamikaze của cảm tử quân là một thí dụ rõ nhất). Một truờng hợp khác mà chúng ta nhớ tới là sự hỗ trợ của Phật tử cho chế độ quân nhân tại Thái.

2. Bất Động Trước Bất Công

Khoan dung là điều tốt, nhưng Phật giáo lại khoan dung quá mức cho những hệ thống sử dụng bạo lực thành một cấu trúc, thí dụ như trong các chính sách kinh tế, làm cho thuyết Trung Đạo không thể thực hiện được. Kết quả là có một mặt có tầng lớp tận cùng nghèo đói, mặt khác có tầng lớp cực kỳ giàu sang mà Phật tử không tranh đấu chống lại hệ thống, điểm tất yếu, vì đó có thể là nỗ lực để thực hành thuyết Trung Đạo. Một lần nữa cho thấy Nhật Bản là một tấm gương cho cho chính sách kinh tế này. 

Nếu xét về phương diện quốc tế, Nhật tự tích luỹ giàu sang trong khi các nước quanh Nhật chiụ cảnh nghèo, kể cả tận cùng khổ cực. Nhưng cùng lúc cũng nên đề cập thêm rằng sự phân phối lợi tức tại Nhật lại là một trong những nước công bình nhất trên thế giới. Chỉ số về công bình biến đổi rất ít qua thời gian – điều này có nghịã là thăng trầm trong lợi tức đối với tầng lớp lãnh đạo và dân chúng đến từ những cách sống nhiều hơn. Trong một chừng mực nào đó, có thể quy cho việc cả hai yếu tố này ảnh hưởng về tư tưởng và tu tập của Phật giáo trong nước. 

Điểm này có thể cho thấy rằng, nếu theo ý nghĩa này, Phật giáo là một lý thuyết xã hội nhiều hơn là thế giới, trong khi các lý thuyết quan trọng đề ra những khuôn mẫu thái độ trong thiên nhiên và cho con người, thì Phật giáo có tác động ít hơn, vì cho phạm vi cá nhân hơn là vĩ mô. Như tôi đã đề cập ở trên, Phật giáo có nhiều ưu điểm khi đề ra có nhiều phạm vi liên hệ nhau. 

Điểm này dễ đưa đến sự mù quáng gây ra bao dung quá mức trước những hành vi đầy bạo lực trong các phạm vi khác. Một sĩ quan cùng chia sẽ hiểm nguy và đối xử tốt đẹp với binh sĩ trong khi lại nỗ lực tàn bạo để dẹp tan quân thù, giám đốc doanh nghiệp cùng chia lương, quyền lực và ưu quyền với nhân viên nhưng lại bóc lột những doanh nghiệp đối tác qua hợp đồng và thị trường hải ngoại không thương xót, đó là thí dụ.

3. Cách Biệt Xã Hội

Ý tưởng cho là làm việc trong những đơn vị nhỏ gần chùa, bên giếng nước, trong thôn làng dưới sự hướng dẫn của sư tăng là điều tốt đẹp. Trong Tam Bảo thì Phật và Pháp luôn luôn có trong lòng đại chúng, nhưng Tăng bị đặt ra bên lề xã hội. Sư tăng, có điều kiện sinh hoạt hoành tráng nhưng còn là các đơn vị nhỏ, tách biệt với xã hội, điều này có nghiã là cả hai đặc điểm vừa huy hoàng vừa cách biệt chính là tạo cho sư tăng thực hành từ bi và bất bạo động với chính các sư tăng, (không đến giữa lòng xã hội). 

Phật giáo trở thành phạm vi riêng biệt, dù không theo ý nghịã cá nhân hoá, nhưng theo ý nghĩa chỉ thuộc về sinh hoạt chung cho một nhóm nhỏ, một cách khởi động hợp tác chung để tu tập hướng về Phật tính. Ảnh hưởng của một xã hội vĩ mô bị xao lãng, có tác dụng tiêu cực khi đem cá nhân xa rời con đường tiến tới Phật tính thoát khỏi sinh hoạt tuần hoàn trong xã hội.

4. Thoả Hiệp Để Tu Tập 

Phật giáo dễ dàng chấp nhận là giới lãnh đạo đất nước áp dụng đường lối đối nghịch với Phật giáo mà chỉ cần cho Phật giaó có đủ tự do hành đạo. Nói một cách khác, Phật tử giống như những người khác, quá dễ chấp nhận sự thoả thuận với bạo quyền và dĩ nhìen không tránh khỏi bị cám dỗ bởi những phúc lợi phụ thuộc, những thu nhập tạo nên ý thức là cần phải có thỏa thuận. Khi Phật giáo trở thành quốc giáo, nguy hiểm trở thành hiển nhiên; Thái là trường hợp này và Sri Lanka có thể cũng là một trường hợp khác.

5. Thịnh Suy

Thuyết thịnh suy được xem như đối nghịch với một tiến trình theo tuyến tính, điểm này phù hợp với thuyết định mệnh, chấp nhận bị đánh bại dễ dàng, ngay cả khi trong thâm tâm không có sự đầu hàng. Theo thuyết thịnh suy, suy tàn là chuyện không thể tránh. Tuy nhiên, tin vào thuyết thịnh suy cũng không phải là quá nguy hiểm vì cũng tin là sẽ có sự hưng thịnh đến đúng lúc. Ý nghĩ làm cho thịnh suy này cũng sẽ tới bằng một cách nào đó, nên không cần có nỗ lực đích thực. Tóm lại, những thành kiến của phương Tây về thuyết đinh mệnh của phương Đông là sự thật, và dĩ nhiên, cũng có thể là ngược lại.   

6. Nghi Lễ Quá Mức

Nếu chấp nhận năm điểm trên, thì Phật giáo có thể dễ trở thành một tôn giáo nhiều nghi thức, huy hoàng, được thêu dệt lộng lẫy giống như vô số các đền chùa taị Đông Nam Á và Đông Á. Nhưng đó có thể cũng là tất cả cho vấn đề. Mục tiêu là hướng về Phật như là một hình tượng được khâm phục quá mức để chấp tay nguyện cầu, nghiêng mình đảnh lễ trước hình ảnh của Đấng Như Lai. 

Sự tôn trọng về Pháp, những lời dạy của Ngài, chỉ là những điều được học thuộc lòng, ngay cả bằng những ngôn ngữ xưa cũ, (thí dụ như tiếng Pali đối người Tích Lan, tiếng Sankrit đối với người Ấn hoặc cổ ngữ Trung Hoa và nhiều ngôn ngữ khác). Và Tăng có thể được ngưỡng mộ, nhưng họ quá cách biệt và không thể bắt chước. Nói một cách khác, Phật giáo trở thành một đối tượng khách quan hơn là một caí gì đó chủ quan để đi vào cuộc đời của con người như là một nơi tích lũy vô biên về nhận thức của kiếp nhân sinh, một loại triết tâm lý không thể so sánh. Phương cách thực hiện này chỉ làm cho Phật giaó trì trệ – hay nói một cách khác, Phật giáo lả một tôn giáo đang suy tàn.

Kết luận chung

Nhìn xuyên qua 20 điểm tích cực và 6 điểm tiêu cực vừa trình bày, bảng tổng kết sau đây cho thấy một điều hiển nhiên: Phật giáo có một tiềm năng cực kỳ to lớn như là một nguồn lực đóng góp cho một chính sách hiếu hoà năng động; trong một tầm mức qui mô hơn, có thể nói Phật giáo là một tiềm năng chưa được khai thác. Nhưng Phật giáo phải hồi sinh thoát những ảnh hưởng thâm lạm của một thế giới sử dụng bạo lực trực tiếp và có tính cấu trúc. 

Hiển nhiên, các tiềm năng về hoà bình đều có trong các tôn giáo khác. Nhưng Phật giáo khác với những tôn giáo khác (thí dụ như Do Thái, Thiên Chúa và Hồi giáo). Dù không thể nào tin được, nhưng Phật giáo còn được dùng để biện minh cho những hành vi trực tiếp sử dụng bạo lực và có tổ chức, chiến tranh và bóc lột. 

Nếu khi Thiên Chúa giáo thay các mặt xấu đi, họ gây chiến. Nếu Phật giáo muốn thay các mặt xấu đi, họ thoái lui và che đậy bằng nghi thức. Nhiệm vụ của chúng ta là làm chuyễn biến cả hai chiều hướng tốt đẹp của cả hai tôn giaó này và những chiều hướng tốt đẹp này có thể thực sự là phù hợp đem lại những hậu qủa cho hành động.

Không những nhớ đến cách thực hành giáo lý của Đức Phật, mà còn nhớ những lời giáo huấn về chính trị và xã hội cho việc hình thành mối tương tác trong xã hội trong thời của Ngài, cả hai là điều bổ ích cho chúng ta. Điểm mà chúng ta còn thiếu sót có thể là: khi ý thức nhiều hơn những gì Phật giaó mang lại ý nghĩa trong tu tập, thì chúng ta sẽ có  nhiều thực tập hơn để dẫn dắt chúng ta áp dụng những nhận thức này.

Dĩ nhiên, vai trò lãnh đạo của Phật tử có nhiều mẫu mực, gây cảm hứng và quan trọng như cố Tổng Thư Ký LHQ U Thant, người Miến Điện, Soka Gakkai nhà lãnh đạo thế giới, Ikeda Daikasu, người Nhật, Ariayaratne, nhà lãnh đạo thế giới, Sarvodaya Shramdadama, người Sri Lanka. 

Thách thức chắc chắn là ở điểm này. Khắp nơi trên thế giới đã có những nỗ lực nhằm kiến tạo một cấu trúc hoà bình – nhưng những nỗ lực này thường thiếu đi phần tinh thần đạo đức. Trong việc tìm kiếm một cấu trúc cụ thể, có lẽ Phật giáo chính là tinh thần đạo đức này. Có thể cả hai gặp gỡ nhau và đây là một thí dụ cụ thể về sự hạnh ngộ Đông và Tây mà chúng ta hằng mong đợi.   

Đổ Kim Thêm dịch

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here