Trong những năm gần đây, những thuật ngữ như đạo đức tiếp thị, thời trang đạo đức và kinh doanh không gian lận đã và đang được nhắc đi nhắc lại trong những cuộc đối thoại về chính trị và kinh tế. Tuy nhiên, những thuật ngữ này được sử dụng một cách lỏng lẻo và thường có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau.
Marsha Dickson, Giáo sư khoa thời trang và may mặc của trường đại học Delaware ở Mỹ đã phát biểu: “Theo quan điểm của tôi, chỉ có những tổ chức, doanh nghiệp mới có thể sử dụng đạo đức tiếp thị và đạo đức thương mại, họ là những người không chỉ được làm lay động bằng những quan tâm từ thiện bề ngoài mà họ còn có một tấm lòng chân thật, tận tụy muốn cải thiện tình hình kinh tế xã hội cho những người đang làm việc cho họ”
Theo Dickson, khi bắt đầu, các tổ chức cần nên xác định rõ ràng những mục tiêu mà họ mong muốn đạt được thông qua việc vận dụng đạo đức kinh doanh và trước sau theo đuổi không thay đổi.
Dickson cho biết “Hầu hết những thực tập về đạo đức kinh doanh đều có một hiệu lực trức tiếp lên quyền lợi của con người( Nhân quyền). Ở một mức độ náo đó, đạo đức tiếp thị và đạo đức kinh doanh đều cung cấp một môi trường làm việc tử tế tiền lương bảo đảm đầy đủ tương xứng, đồng thời xóa bỏ những công việc lao động thiếu kinh nghiệm và mọi hình thức phân biệt đối xử tại nơi làm việc. Ngẫu nhiên thay,những điều này lại là những điều được trình bày trong bản tuyên ngôn của Tổ chức Lao động Quốc tế về những nguyên tắc cơ bản và quyền lợi ở nơi công sở và các điều khoản đã được thỏa thuận khác”
“Vậy thì, đạo đức kinh doanh có bảo vệ được lợi ích cho những đất nước đang phát triển không? Nhất định” Dickson quả quyết. Bằng cách duy trì những tiêu chuẩn tối thiểu liên quan đến công việc mà tôn trọng các quyền lợi của người công nhân, chúng ta đã tạo ra một sân chơi ngang nhau nơi mà các quốc gia không cần phải cố gắng cạnh tranh cho sự phát triền kinh tế để rồi ngược đãi công nhân của họ. Hơn nữa, các quốc gia còn giành được nhiều lợi ích từ việc sử dụng hoàn toàn lực lượng lao động của họ (không phân biệt đối xử), giáo dục con em họ (hơn là đặt để chúng trong công việc), và đảm bảo rằng lực lượng lao động của họ không phải theo đuổi hai hay nhiều công việc (cùng một lúc) để tiếp tục tồn tại và cũng không buộc họ phải làm việc thêm giờ mà có thể đem lại ảnh hưởng bất lợi cho chất lượng của sản phẩm”
Ngoài ra, bà còn chú thích rằng có một sự liên kết giữa đạo đức cư xử của người lao động với giá trị kinh doanh. Theo bà “Người lao động nếu được đối xử tốt sẽ là những công nhân có năng suất cao và gắn bó với công ty dài lâu hơn”
Nói đến vai trò của giáo dục viện (truyền đạt đào tạo về thiết kế may mặc, sự bán lẽ và kinh doanh) về lĩnh vực này, Dickson nhận xét, “Các vấn đề xung quanh đạo đức kinh doanh thì đa dạng và phức tạp. Các Giáo dục viện cần phải định hướng cho sinh viên của mình về các vấn đề. Cách khởi đầu tốt đẹp là nên truyền đạt kiến thức về những vấn đề xã hội và môi trường liên kết với việc tiếp thị và sản xuất may mặc. Viện nên khuyến khích sự sáng tạo dưới dạng phương pháp tiếp cận mới để giải quyết các vấn đề này và cuối cùng giúp đỡ các sinh viên hiểu rằng họ có thể giải quyết vấn đề bằng quyết định kinh doanh của họ”