Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi Chết không có nghĩa là chấm dứt sự vận hành của Ý...

Chết không có nghĩa là chấm dứt sự vận hành của Ý Thức

134
0

Cuộc sống là một loạt các trạng thái liên tục của ý thức vận hành xuyên suốt bằng một tuyến tư tưởng chung. Cái chết rõ ràng là một sự phân hủy của tâm vật lý nhưng nó không thể khiến sự hiện hữu của chúng ta phải rơi vào tình thế không lối thoát; thay vào đó nó mở ra một trạng thái ý thức khác không còn bị giới hạn bởi những hạn định của nhóm phức hợp thân-tâm. Ở tầm vĩ mô, ý thức được xem là sự hiện hữu tối thượng, sự hiện hữu mà dựa vào đó tất cả mọi thứ khác được mặc nhiên công nhận, như vật lý lượng tử học  ngày nay đã phỏng đoán. 

Dựa vào duy linh luận của phương đông, đặc biệt là Phật giáo Tây Tạng, vấn đề căn bản về sự vận hành của ý thức sau cái chết của thể xác đã tiến xa đến tận lĩnh vực bệnh học thần kinh, bệnh học tim mạch, và vật lý lượng tử học 

Việc nghiên cứu rộng rãi bệnh học thần kinh trên những bệnh nhân có kinh nghiệm cận tử đã cho thấy rằng họ đã trải nghiệm một sự nhận thức được mở rộng dù cho trí não của họ không chút nào biểu lộ có sự hoạt động. Đại đa số sự suy nghĩ  nhanh hơn một trăm lần cũng rõ ràng hơn so với con người có thể. Họ  quay trở lại những ngày thơ ấu của mình và ngay lập tức cảm thấy có một mối liên kết mạnh mẽ với vạn vật và mọi người xung quanh họ hay trước đó. Hiện nay theo kinh nghiệm đã chứng minh rằng con người khi bất tỉnh lâm sàng do chứng thiếu máu cục bộ cấp tính ở não (pancerebral) cũng có thể suy nghĩ và cảm nhận. Điều này đã mở lời cho các câu hỏi cơ bản rằng: ” Có phải chăng ý thức phụ thuộc vào sự tồn tại của cơ thể chúng ta hay nó vẫn sẽ tiếp tục sau cái chết của thể xác? Ai sẽ quan sát bản thân ta và môi trường xung quanh trong khi thể xác bị hoãn bàn không thời hạn?

Chết là gì? Thân phận chúng ta vượt qua cái chết của thể xác như thế nào trong bối cảnh ý thức sau khi chết? Pim Van Lommel quan sát thấy rằng kinh nghiệm cận tử là một thực tại không thể phủ nhận, không chỉ giới hạn trong phạm vị cộng đồng tâm linh mà còn đã được lan rộng đến giữa cả những người thường hay hoài nghi. Các bệnh nhân có thể mô tả một cách chính xác những gì đã xảy ra trong lúc tim họ ngừng đập khi sự hoạt động trong não bộ của họ hoàn toàn chấm dứt. Cái chết do đó không có nghĩa là sự kết thúc của ý thức. Ý thức khác với cơ thể là nó tồn tại sau khi chết. Lúc chúng ta ở trạng thái tỉnh ý thức chỉ giới hạn với những thực tế thuộc về tâm lý nhưng sau cái chết của thể xác ý thức sống lại và tiếp xúc với nhiều thực tế hơn. Trí não con người không sản sinh hoặc tích trữ ý thức. Trí não có lẽ vừa là cái máy thu vừa là cái máy phát tín hiệu vận hành của ý thức giống như máy vô tuyến truyền hình (tivi), điều chỉnh những làn sóng điện từ đặc trưng và biến chúng thành những âm thanh và thị giác.

Tất cả mọi ý nghĩ và biểu cảm của chúng ta đều được đặt bên ngoài não bộ trong khu ý thức tập hợp với thân phận từng người riêng biệt và chúng ta làm cho bản thân chúng ta phù hợp với lĩnh vực đó thông qua DNA (cấu tử cơ bản của tế bào di truyền ). DNA hoạt động với tư cách là cơ chế thụ thể để hòa hợp con người với lĩnh vực ý thức riêng biệt của họ. Tất cả mọi ý nghĩ và cảm nhận của chúng ta đều được tích trữ một cách có hệ thống trong không gian pha cũng cùng từ nơi đó DNA của chúng ta trong khu phức hợp thân tâm được lấy ra. 

Khi chúng ta mất đi thân xác chúng ta chỉ mất đi cái chất sinh tử, còn kiến trúc sư hoặc người sử dụng cơ thể con người thật sự, ý thức đặc biệt của chúng ta nằm trong không gian vẫn tiếp tục trong một trạng thái ý thức khác.

Tịnh Như dịch

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here