Trong thời đại Mạt pháp, trăm triệu người tu hành hiếm lắm mới có một người đắc đạo, duy chỉ nhờ ở niệm Phật mà được độ”. Trong thời đại Mạt pháp, dù có trong trăm triệu người tu hành cũng không nhất định có được một người đắc đạo, cũng may là có Pháp môn Niệm Phật mà có thể thoát khỏi vòng sanh tử, ly khổ đắc lạc, vãng sanh thế giới Tây Phương.
Chúng ta không may sanh vào thời ma cường pháp nhược, mạt pháp cách xa Phật quá lâu, nhưng trong cảnh bất hạnh lại gặp may mắn là có “Pháp môn Niệm Phật”. Pháp môn Niệm Phật vừa tiết kiệm tiền, lại không tổn phí tinh thần, vừa dễ dàng, lại còn thuận tiện, và niệm Phật sẽ thành Phật. Vì sao niệm Phật sẽ thành Phật? Bởi vô lượng kiếp trước đức Phật A Di Ðà phát 48 đại nguyện. Trong 48 nguyện nầy, có nguyện nói: “Nếu có chúng sanh nào niệm danh hiệu ta, nếu không sanh vào cõi Cực Lạc, ta thề không thành chánh giác”. Tất cả nguyện lực của đức A Di Ðà Phật phát ra, nguyện nguyện đều là tiếp thọ chúng sanh về cõi Tịnh Ðộ. Ðiều kiện là chúng sanh phải có lòng tin, tin có đức Phật A Di Ðà đang ở tại Tây phương thế giới Cực Lạc, mà nguyện vãng sanh làm đệ tử của Ngài, và thực tâm xưng niệm danh hiệu của Ngài. Phải đủ tín, nguyện và hạnh tất sẽ sanh về Tây Phương.
“Thật thà niệm Phật” tức miệng niệm tâm cũng niệm, đi đứng nằm ngồi đều niệm Phật A Di Ðà. Khẩu niệm danh hiệu Ðức Phật A Di Ðà, thân hành trì theo hạnh của Ðức Phật A Di Ðà. |
Thế giới Cực Lạc không sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, không có ba đường ác là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Tuy có bạch hạc, khổng tước, anh vũ, xá lợi, ca lăng tần già, chim cộng mạn, nhưng những giống chim đó đều do của đức A Di Ðà muốn làm cho tiếng pháp được tuyên lưu mà biến hóa ra. Ðây là cảnh giới biến hóa hiện ra, chớ không phải là thật có súc sanh. Cực Lạc thế giới không có trăm nghìn sự khổ như cõi Ta-bà, cùng muôn điều ác và phiền não. Cực Lạc thế giới thì ngày đêm sáu thời đều diễn thuyết Diệu Pháp, niệm Phật niệm Pháp niệm Tăng. Nhưng, chúng ta muốn vãng sanh Cực Lạc thế giới thì phải “thật thà niệm Phật” (lão thật niệm Phật), không thể không thật thà niệm. Thật thà niệm là chuyên nhất tâm mình mà niệm, không màng sẽ thành Phật hay không thành Phật, cũng không màng sẽ được vãng sanh hay không vãng sanh. Phải dụng công ngay ở điểm nầy, mà khi niệm Phật đã thành thục chuyên nhất, được nhất tâm bất loạn rồi, thì khi sắp lâm chung đức A Di Ðà nhất định tiếp rước quý vị đưa đến thành Phật.
Vì sao chúng ta chỉ là người lao động bình thường mà đức Phật Di Ðà đến tiếp đón chúng ta? Ðiều nầy thật khó tin. Ðúng vậy! Ðây chính là pháp khó tin, là nan tín chi pháp. Cho nên không ai hỏi mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni lại tự nói Kinh A Di Ðà. Bởi vì không ai biết, dù có kẻ biết cũng không tin pháp nầy, nên Ðức Thích Ca Mâu Ni từ bi khẩn thiết nói cho chúng sanh chúng ta trong thời Mạt pháp biết con đường tắt Mạt pháp tu hành này.
“Thật thà niệm Phật” tức miệng niệm tâm cũng niệm, đi đứng nằm ngồi đều niệm Phật A Di Ðà. Khẩu niệm danh hiệu Ðức Phật A Di Ðà, thân hành trì theo hạnh của Ðức Phật A Di Ðà. Hành hạnh gì? Giống như chúng ta hiện tại đang đả Phật Thất, bất luận bận thế nào cũng buông bỏ để tham gia Thất, phải niệm cho được nhất tâm bất loạn. Nhất tâm bất loạn tức là mỗi niệm đều niệm, niệm niệm tương tục, không phải niệm một lúc thấy mệt mỏi, bèn muốn bỏ đi nghĩ, giải đãi lười biếng, như thế không thể nào đắc được Niệm Phật Tam-muội. Ðó chính là không thật thà niệm Phật. Thật thà niệm Phật tức nhất tâm nhất ý lại niệm Phật. Lúc niệm Phật quên cả chuyện ăn uống, mặc áo, đi ngủ. Nguyên lai ăn uống, may mặc, ngủ nghỉ là chuyện thường tình người đời khó ai bỏ đặng, mỗi cá nhân ngày ngày không thể thiếu những điều đó. Nhưng khi niệm Phật mà quên cả ba chuyện đó, không biết là có ăn uống hay chưa, có mặc áo, đói lạnh, ngủ thức hay không? Ðó chính là thật thà niệm Phật. Nếu, còn biết lúc nào phải đi ăn cơm, đây không phải là thật thà niệm Phật. Hoặc nghĩ tưởng mặc thêm áo khi trời lạnh, đây không phải là thật thà niệm Phật. Hoặc muốn đi nghỉ khi thiếu ngủ, đây cũng không phải là thật thà niệm Phật. Thực thà niệm Phật là bất luận đi đứng nằm ngồi chỉ biết có sáu chữ hồng danh “Nam Mô A Di Ðà Phật”. Quý vị niệm thành một chuỗi liên tục không dứt, cho đến tiếng nước chảy đến cũng là “Nam Mô A Di Ðà Phật”, tiếng gió thổi cũng là “Nam Mô A Di Ðà Phật”, tiếng chim kêu cũng là “Nam Mô A Di Ðà Phật”. Phải niệm cho đến tiếng “Nam Mô A Di Ðà Phật” và bản thân mình tách không rời. Niệm cho đến ngoài “Nam Mô A Di Ðà Phật” không còn cái tôi nữa, ngoài cái tôi lại cũng không còn “Nam Mô A Di Ðà Phật” nữa. Cái tiếng niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật” của tôi và tôi hợp thành một. Bấy giờ, gió có thổi cũng không xuyên qua, mưa rơi cũng không lọt vào, như thế là đạt đến Niệm Phật Tam Muội. Gió thổi, nước chảy đều là diễn nói Diệu Pháp, đều niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật”, đây chính là “Thật Thà Niệm Phật”.
Giả như nước chảy biết có nước chảy, gió động biết tiếng gió động, hoặc ngó ngang nhìn dọc xem động tĩnh chung quanh, thế tức là không thật thà niệm Phật. Nếu vừa niệm Phật vừa nhìn trước ngó sau như muốn trộm đồ, đó chính là không thật thà niệm Phật. Thật thà niệm Phật là niệm niệm đều niệm (niệm tư tại tư), vọng tưởng gì cũng không có, cũng không nghĩ đến ăn món gì, hay uống trà, quên hết tất cả, đó chính là thật thà niệm Phật. Không có bí quyết gì cả, chỉ cần giữ tâm trụ ở chỗ niệm Phật, không nghĩ vớ vẫn thì đó là thật thà niệm Phật. Quý vị không khống chế được tâm, để nó quấy động thời đó chưa phải thật thà niệm Phật. Quý vị đề khởi chánh niệm, đó là thật thà niệm Phật. Quý vị cố nghĩ đông nghĩ tây không ngớt, khởi tà niệm, nghĩ đến điều xằng bậy, là không thật thà niệm Phật. Cho nên niệm Phật một cách thực thà thì vi diệu không thể nói, khi quý vị thật thà niệm Phật thời đạt Tự Tại, vô nhân, vô ngã, vô chúng sanh, vô thọ giả, chỉ có tiếng Nam Mô A Di Ðà Phật.
Nói là Pháp, má hành mới là Ðạo. Chỉ nói mà không hành là như đếm tiền của người, không được chút nào lợi ích. Hôm nay tôi giảng đạo lý nầy để quý vị hiểu rõ, rồi thì phải thật thà niệm Phật, thực thà dự Thất, đây là thời gian quý báu nhất trong cuộc đời chúng ta, đừng để nó trôi qua luống uổng. Hy vọng quý vị nổ lực niệm Phật, đem tất cả ba tâm: kiên, thành, hằng để niệm Phật, đả Phật Thất.
HT.T.H