Trang chủ Phật giáo với Tuổi trẻ Cảm nhận

Cảm nhận

310
0

Trong cuộc sống hàng ngày, có bao nhiêu việc diễn ra chung quanh ta, tốt, xấu, thiện, ác, có những tình huống khó xử ta buộc phải dựa vào cảm nhận để giải quyết. 

Qua sự cảm nhận ta chọn cho mình lối sống, chọn cho mình những người bạn để sẻ chia, tâm sự để cùng ta bước đi trên đường đời, đường đạo, cảm nhận đóng một vai trò quan trọng trong mọi giao tiếp, cảm nhận qua ánh mắt nụ cười, cảm nhận qua hành vi, ứng xử, cách ăn nói để đưa ra những đánh giá nhận định và ứng xử phù hợp, có những lúc im lặng ta vẫn cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của người khác, nhưng không phải lúc nào sự cảm nhận cũng đúng, có lúc sự cảm nhận giúp cho ta gặp được bạn tốt, nhưng cũng có lúc sai lầm trầm trọng. 

Cảm nhận là một phần của con người, vì ta dùng đến nó thường xuyên trong mọi giao tiếp hàng ngày, nó được hình thành tùy theo tính cách của từng người, nó phụ thuộc vào kinh nghiệm, kiến thức, đạo đức của từng cá nhân. 

Đôi khi có trường hợp mới gặp lần đầu mà ta có cảm giác như đã quen lâu lắm rồi vậy, có trường hợp không cần gặp mặt mà vẫn cảm nhận được qua tư tưởng, ví dụ như đọc một bài văn, nghe một đoạn nhạc, bài kinh, ta có thể đồng cảm sẻ chia, tùy theo từng người mà sự cảm nhận sâu hay cạn, đặc biệt là về tình cảm nếu người nào đó có cùng tâm trạng với nhau thì sự đồng cảm sẽ đến rất nhanh và dễ gần gủi hơn bình thường…

Tuy nhiên nếu không có sự can thiệp của lý trí thì cũng dễ dẫn đến sai lầm vì cảm giác ban đầu cũng hay đánh lừa ta…Đối với người tu hành hay Phật tử, cảm nhận cũng đóng vai trò quan trọng khi lần đầu ta đặt chân đến chùa hay tiếp xúc với một ai đó trong đạo, nó sẽ để lại dấu ấn khó quên, mặc dù sự cảm nhận chưa sâu sắc nhưng nó lại là cái mốc quan trọng ta không dễ gì quên được, cái cảm giác ban đầu đó đã tạo cho ta niềm tin và đưa ta vào đạo. ngay cả việc chọn pháp môn để tu tập.

Người thích thiền, người thích tịnh độ, người thích trì kinh niệm chú v v Có người khi nhìn tượng Phật có cảm giác gần gủi, ấm áp như cha mẹ mình vậy, ngay cả việc thờ Phật, Bồ Tát ở nhà cũng vậy. 

Điều đó giúp ta thấy an lòng khi tiếp xúc, và cảm nhận tốt hơn, khi tâm ta chưa thuần thục, chưa đạt được đến độ thâm sâu thì ta còn cần cảm giác để định hướng và hành xử.

Theo giáo lý nhà Phật thì sự cảm thọ (cảm nhận) dựa trên lục căn, lục trần và lục thức, khi lục căn tiếp xúc với lục trần sinh ra lục thức, đây chính là sự nhận định, đánh giá mà con người dùng hàng ngày, có lúc đúng, lúc sai, lúc vui, lúc buồn, nên Phật gọi là duyên hợp, không có chủ thể, thay đổi liên tục, nên gọi là tâm vô thường. 

Vì là vô thường nên Phật khuyên chúng ta đừng bám chấp vào nó, chính nó là gốc của phiền não khổ đau, nó là cái bên ngoài không phải thật, có đó mất đó, đúng với tinh thần Bát Nhã Ba La Mật thì sắc, thọ, tưởng, hành, thức, lục căn, lục trần,lục thức đều không thật, nếu người nào sống không lệ thuộc vào ngũ uẫn,lục căn, lục trần, lục thức, thì người đó đã an nhiên tự tại, vượt qua vô thường sinh tử rồi.

Khi chúng ta chưa đạt đến trình độ đó, ta còn cần đến cảm thọ để giao tiếp, nhưng nhờ có tu tập quán chiếu nên ta đã giảm được rất nhiều nỗi khổ niềm đau, vì biết nó vô thường nên ta cũng buông xả dần dần không quá lệ thuộc vào nó, mặc dù vẫn còn cần đến cảm thọ, nhưng là cảm thọ của người tu hành, đạo đức, biết sẻ chia, tha thứ, cảm thông với mọi người,đây chính là nền tảng đưa ta đến với con đường Bồ Tát Đạo.

T.P

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here