Trang chủ Phật giáo khắp nơi TT.Huế: Trung tâm VHPG Liễu Quán tổ chức đêm nhạc Tưởng niệm...

TT.Huế: Trung tâm VHPG Liễu Quán tổ chức đêm nhạc Tưởng niệm cố nhạc sĩ Văn Giảng

116
0

(LQ) Nhạc sĩ Văn Giảng, pháp danh Nguyên Thông, tự Giác Tuệ, bút danh Thông Đạt – một gương mặt nghệ sĩ Phật tử tiêu biểu có nhiều đóng góp quan trọng đối với dòng tân nhạc Phật giáo Việt Nam cũng như dòng tân nhạc dân tộc kể từ thập niên 40 của thế kỷ trước. Gần trọn cuộc đời gắn bó với đời sống âm nhạc dân tộc, Văn Giảng đã trước tác khá nhiều thể loại, nhiều mảng đề tài như Thiếu nhi ca, Tình ca, Hùng ca, Đạo ca và Tâm ca. Ở bất kỳ thể tài nào ông cũng để lại cho đời cũng như đạo những tác phẩm âm nhạc tuyệt tác, lay động lòng người.

Tối 27/6/2013 (nhằm ngày 19/5/Quý Tỵ), nhân ngày Chung thất trai tuần của cố nhạc sĩ Văn Giảng, để tỏ lòng tưởng nhớ và truy niệm công đức của cố nhạc sĩ, một Phật tử trung kiên suốt đời tận tụy vì sự nghiệp văn hóa cũng như hoằng pháp trong lĩnh vực âm nhạc và nghệ thuật, Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế thực hiện chương trình đêm nhạc tưởng niệm với chủ đề: “TỪ ĐÀM QUÊ HƯƠNG TÔI”, với những ca khúc nổi tiếng một thời và đi sâu vào lòng người của nhiều thế hệ như “Mừng ngày Đản sanh”, “Từ Đàm quê hương tôi”, “Có những hồi chuông”, “Ai về sông tương”, … như một nén hương lòng để tưởng nhớ về cố nhạc sĩ. Đặc biệt, trong chương trình ca nhạc tưởng niệm, hai tác phẩm thuộc thể loại Hùng ca đặc sắc của cố nhạc sĩ Văn Giảng lần đầu tiên chính thức được công diễn và giới thiệu đến khán thính giả, đó là “Hùng thiêng ca”“Trường ca Hào quang máu lửa” – những khúc ca mang âm hưởng Đại hùng, Đại lực, Đại Từ bi, ghi dấu một giai đoạn lịch sử bi hùng của Phật giáo Việt Nam trong mùa Pháp nạn lịch sử năm 1963.

Chương trình do các nghệ sĩ Phật tử, các giảng viên, sinh viên thuộc Học viện Âm nhạc Huế cùng các Huynh trưởng, Đoàn sinh GĐPT Thành phố Huế thực hiện.

Đến tham dự Đêm nhạc tưởng niệm cố nhạc sĩ Văn Giảng có Hòa thượng Thích Từ Vân – Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế; Hòa thượng Thich Hải Ấn – Phó trưởng Ban trị sự, Trưởng Ban Văn hóa GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng Ban điều hành Trung tâm VHPG Liễu Quán Huế; Hòa thượng Thích Quang Nhuận – UV Ban trị sự, Trưởng Ban Hoằng Pháp GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Trưởng Ban điều hành Trung tâm VHPG Liễu Quán Huế; Hòa thượng Thích Quán Chơn – Phó trưởng Ban trị sự, Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế; Ni trưởng Thích Nữ Như Minh – UV Ban trị sự, Trưởng ban TTXH GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế cùng chư tăng ni, các nhân sĩ trí thức, các nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật, cùng đông đảo Phật tử và những người yêu mến nhạc Văn Giảng đã đến tham dự đêm nhạc.

Đêm nhạc đã nhận được lẳng hoa của tưởng niệm cố nhạc sĩ Văn Giảng của Ban giám đốc Học viện Âm nhạc Huế và lẳng hoa tưởng niệm của cựu giảng viên, nhạc sinh trường quốc gia âm nhạc huế do Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Bang – Trưởng khoa giao hưởng kiêm Trưởng ban biểu diễn của Học viện Âm nhạc huế và nhà giáo Cao Hữu Điền cựu nhạc sinh Trường Quốc gia Âm nhạc Huế thay mặt tặng.

Đêm nhạc với gói gọn trong 10 tiết mục chọn lọc để thể hiện sự biến chuyển trong tâm thức sáng tác của cố nhạc sĩ qua từng thời kỳ sáng tác: Thiếu nhi ca, Tình ca, Hùng ca, Đạo ca và Tâm ca.

Mở đầu chương trình là ca khúc “Mừng ngày Đản sanh”, một trong những sáng tác về ca khúc Phật giáo sớm nhất của nhạc sĩ Văn Giảng.

Nhạc sĩ Văn Giảng không chỉ được biết đến với những bản Hùng ca mà còn được biết đến với các bản tình ca bất hủ như Ai về sông Tương, Đôi mắt huyền … Ca khúc Ai về sông Tương tác giả Thông Đạt (Nguyên Thông và Tâm Đạt) do ca sĩ Hoàng Lan trình diễn đã thực sự gây nên một xúc cảm mạnh mẽ cho những người tham dự.

Đêm nhạc còn giới thiệu đến những người yêu nhạc các ca khúc như Từ Đàm quê hương tôi, Có những hồi chuông nhạc Nguyên Thông, lời Tâm Đại là 2 tác phẩm âm nhạc được xem như một cặp sinh đôi, ra đời trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt: sau đếm 20/8/1963, trong chiến dịch nước lũ mà quân đội của chính quyền Ngô Đình Nhiệm bố ráp chùa chiền khắp cõi miền Nam nước Việt.

Đêm nhạc đã để lại ấn tượng và nhiều xúc động trong lòng những người tham dự là trích đoạn Vầng trăng năm ấyHướng về Từ Đàm trong Trường ca Hào quang máu lửa gồm 5 chương ghi lại hầu như toàn bộ những biến cố quan trọng của 6 tháng Pháp nạn năm 1963.

Ngoài ra chưong trình còn thể hiện các ca khúc khác của cố nhạc sĩ Văn Giảng như: Hùng Thiêng ca – ra đời trong Pháp nạn lịch sử năm 1963; Một câu A Di Đà, Đường lên xứ Phật – trong CD “Dưới cội Bồ Đề” được Văn Giảng thực hiện năm Canh Dần – 2010, lúc tròn 86 tuổi.

Để tỏ lòng tưởng nhớ và góp lời cầu nguyện đến cố nhạc sĩ, đêm nhạc đã khép lại bằng ca khúc Thắp nén hương lòng, nhạc và lời của nhạc sĩ Nguyên Phú – Đặng Ngọc Phú Hòa do toàn Ekip thực hiện chương trình biểu diễn.

Một số hình ảnh của đêm nhạc:      

 Đại đức Thích Ngộ Tùng dẫn chương trình khai mạc

 

  

 

  

 Hòa thượng Thích Hải Ấn phát biểu khai mạc

  

  

 Hòa thượng Thích Hải Ấn nhận các lẵng hoa Tưởng niệm cố nhạc sĩ

  

  Hai MC của đêm nhạc tưởng niệm

  

 

Nhạc phẩm “Mừng ngày Đản sanh” do các em Đoàn sinh GĐPT biểu diễn

  

 

 

  

Nhạc phẩm “Ai về sông Tương” do ca sĩ Hoàng Lan biểu diễn

 

 

 

 

Nhạc phẩm “Từ Đàm quê hương tôi” do ca sĩ Kim Nhung biểu diễn

 

 Nhạc phẩm “Có những hồi chuông” do ca sĩ Phan Hữu Kính biểu diễn

 

 Trích đoạn “Vầng trăng năm ấy” và “Hướng về Từ Đàm” trong “Trường ca Hào quang máu lửa”

do nhạc sĩ Đặng Ngọc Phú Hòa biên tập, Thạc sĩ Trương Ngọc Chiến hòa âm – phối khí

Ca sĩ Kim Nhung – lĩnh xướng nữ; Ca sĩ Mai Ánh – lĩnh xướng nam

cùng với sự tham gia biểu diễn của các nghệ sĩ Phật tử

và các nghệ sĩ đến từ các trường Nghệ thuật trên địa bàn thành phố Huế

 

 

 

 Nhạc phẩm “Hùng thiêng ca” do Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPT Thành phố Huế biểu diễn

 

 Nhạc phẩm “Một câu A Di Đà” do ca sĩ Tuyết Trinh biểu diễn

 

 Nhạc phẩm “Đường lên xứ Phật” do ca sĩ Thân Đình Phương biểu diễn

 

 Ca khúc Thắp nén hương lòng do toàn Ekip biểu diễn khép lại chương trình

 

BẢN TIN

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here