Trang chủ Phật giáo khắp nơi TpHCM: Diệu Âm Hoằng Pháp 5

TpHCM: Diệu Âm Hoằng Pháp 5

106
0

Chương trình ca nhạc Diệu Âm Hoằng Pháp V với chủ đề Ân Tình Sâu Nặng đã diễn ra tại Nhà hát Bến Thành số 6, đường Mạc Đỉnh Chi, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 15:30 chiều ngày 14-6-2013 (nhằm ngày mùng 7-6 năm Quý Tỵ).

Nhà hát Bến Thành tuy nhỏ (với sức chứa trên 1.000 người) nhưng được bài trí sang trọng, trang nhã và ấm cúng. Sân khấu được thiết kế theo mẫu không gian ba chiều 3D rất hiện đại, thu hút và ấn tượng trong tất cả các khâu từ âm thanh, ánh sáng, màn hình led minh họa v.v… Cộng thêm sự phối hợp ăn ý và nhịp nhàng giữa các khâu đạo diễn, thiết kế và dàn dựng, nhìn chung chương trình ca nhạc Diệu Âm Hoằng Pháp V là một sự thành công lớn trong việc dùng âm nhạc làm phương tiện độ sanh thuyết pháp, chuyển tải thông điệp chan chứa tình người và tình đạo đến với mọi người.

Ân Tình Sâu Nặng là một tuyển tập 28 tiết mục ca nhạc và hài kịch rất đặc sắc và hấp dẫn thể hiện nhiều mặt tâm tư tình cảm và ước vọng hoài mong của người Phật tử trong cuộc sống đời thường. Sống trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển cao, con người luôn khát ngưỡng và trân trọng những giá trị tinh thần truyền thống như tình yêu quê hương đất nước, tình mẫu tử, tình phụ tử, đạo làm con và ước mơ hướng thiện, sống an lành giải thoát, không say đắm dục lạc, không bị trói buộc bởi phiền não tham vọng của thế gian.

Chương trình được mở đầu rất ấn tượng với tiết mục múa kiếm của Sư cô Thích Nữ Diệu Quan và màn múa quyền khá ngoạn mục của chư Tăng chùa Hoằng Pháp. Tiếp đến khán giả được thưởng thức những ca khúc trữ tình với những tiết tấu, giai điệu, ngôn từ chọn lọc kết hợp với lời ca tiếng hát ngọt ngào, truyền cảm của các ca sĩ tên tuổi và vũ đạo thanh thoát, uyển chuyển của vũ đoàn Ngọc Việt và vũ đoàn ABC Kids tài năng. Mỗi bài hát, mỗi ca sĩ đều có một sức thu hút đặc trưng riêng biệt làm say đắm lòng người. Chương trình đã thật sự chinh phục được cảm tình của người hâm mộ. Xin được điểm qua một số tiết mục đặc sắc sau đây:

1. Ca khúc “Quê tôi” khắc họa một vùng quê yên bình, thơ mộng với những hình ảnh giàu sức biểu cảm như lũy tre làng, con đò xa, mái đình rêu phong, mái tranh nghèo, cánh diều vi vu và con người chân phương: “Quê hương bước ra từ câu thơ; đẹp như lời mẹ ru.”

2. Ca khúc “Ký ức học trò” gợi lại một thời để nhớ, để xao xuyến với bao kỷ niệm hồn nhiên, tich nghịch, trong sáng và đáng yêu: “Bạn chung trường chung bao ước mơ; …Mong sau này ta luôn sát vai, bạn ơi!”

3. Ca khúc “Ân tình sâu nặng” ca ngợi tình yêu quê hương chân thành, tha thiết, dù cách xa nhưng vẫn lưu luyến nhớ nhung: “Quê hương bao nhiêu kỷ niệm, dù đi xa vẫn nhớ về.”

4. Liên khúc “Tình quê ba miền” đã thể hiện một nét đẹp miền trung đằm thắm, mặn mà; một thiếu nữ miền bắc tha thiết, thủy chung và một cô gái miền nam chân chất, mộc mạc. Tiết tấu, vũ điệu rộn ràng, sôi nổi càng làm tăng nét tươi vui, trong sáng và ý nhị của ca từ.

5. Ca khúc “Thư của mẹ” là tấm lòng bao dung, vị tha, rộng mở của người mẹ hiền ngày đêm khắc khoải chờ mong ngày trở về của con trai yêu dấu.

6. Ca khúc “Xin đừng bỏ con, mẹ ơi!” là tiếng kêu xé lòng của trẻ thơ vô tội cầu xin những người làm mẹ hãy yêu thương và giữ gìn giọt máu của mình: “Xin cho con sống trên đời; Xin cho con một kiếp người.” Đây là hồi chuông cảnh tỉnh đối với những ai lỡ bước lầm đường hủy hoại cốt nhục của chính mình.

7. Ca khúc “Mừng Phật ra đời – Có Phật trong đời” là khúc ca hoành tráng, hào hùng, sảng khoái đón mừng ngày Phật đản sanh và tìm ra chân lý giải thoát chúng sanh còn đang đắm chìm trong lầm mê vô vọng: “Từ hôm nay anh em đạo tâm nở hoa; Cùng chung tay anh em ta xây cuộc sống lục hòa.”

8. Bên cạnh đó, liên khúc “Tháng tư mộng mơ – Rằm tháng tư” lại là nỗi vui mừng hớn hở, trong sáng, đáng yêu của các em bé ngây thơ, hồn nhiên trước sự thị hiện ra đời của đấng Từ Phụ thân thương, đem lại tình thương và hạnh phúc cho những mái đầu non trẻ.

9. Tiểu phẩm hài “Điều thiện” là bài học ý nhị về đạo làm người: luôn mở rộng tấm lòng nhân ái sớt chia tài vật, cứu giúp người nghèo khổ, cúng dường Tam Bảo để giải trừ oan gia nghiệp chướng, tích tạo công đức đem lại an vui hạnh phúc cho cuộc đời.

10. Ca khúc “Hành trình hạnh phúc” khép lại chương trình với những giai điệu, tiết tấu tươi vui, rộn ràng. Trong trang phục màu trắng thanh khiết, tay nâng những đóa sen hồng lấp lánh, các vũ công trông thật trang nhã, uyển chuyển, nên thơ trong một không gian rợp trời hoa giấy tung bay. Hồ Quang Hiếu và Nhật Kim Anh cất cao tiếng hát ngọt ngào, trữ tình và tha thiết nói lên những chân ngôn, đạo lý làm người: “Hãy học cách sớt chia trước khi nhận về; hãy tự tin bước đi trên đôi chân mình.”

Diệu Âm Hoằng Pháp V “Ân Tình Sâu Nặng” đã kết thúc trong sự hoan hỉ nhưng luyến tiếc của mọi người. Quả thật là, chư Tăng của chùa Hoằng Pháp đã có nỗ lực rất lớn trong việc xây dựng một chương trình ca nhạc quy mô, hoành tráng và mang đậm tính văn hóa truyền thống của Phật giáo nước nhà.

Những ca khúc và hài kịch của Diệu Âm Hoằng Pháp:

01. Quay về
Biểu diễn: Tốp ca.
Sáng tác: Trần Huệ Hiền
 
02. Quê tôi
Biểu diễn: Thùy Chi.
Sáng tác: Hoàng Anh Minh
 
03. Bức họa đồng quê
Biểu diễn: Nhóm Mắt Ngọc.
Sáng tác: Văn Phụng
 
04. Ký ức học trò
Biểu diễn: Nam Cường.
Sáng tác: Tâm Tường
 
05. Đẹp quá thiên nhiên
Biểu diễn: Vĩnh Thuyên Kim.
Sáng tác: Nguyên Mãn
 
06. Ân tình sâu nặng
Biểu diễn: Kỳ Phương & Hồng Mơ.
Sáng tác: Hà Mai Tân
 
07. Quê hương tình mẹ
Biểu diễn: Hoài Phương
Sáng tác: Trần Thị Tuyết
 
08. Liên khúc tình quê ba miền
Biểu diễn: Trang Nhung, Vân Khánh & Trang Anh Thơ.
Sáng tác: Cao Tâm, Hoàng Việt, Nguyễn Hoài Anh
 
09. Quê hương thời thơ ấu
Biểu diễn: Quế Trân.
Sáng tác: Huỳnh Tấn Phát
 
10. Lời ru cho con
Biểu diễn: Lệ Quyên.
Sáng tác: Xuân Phương
 
11. Cha yêu con, con trai!
Biểu diễn: Quách Tấn Du.
Sáng tác: Nguyễn Văn Chung
 
12. Con xin lỗi mẹ cha
Biểu diễn: Ngọc Mai.
Sáng tác: Hà Mai Tân
 
13. Thư của mẹ
Biểu diễn: Hồ Quang Hiếu.
Sáng tác: Nguyễn Văn Chung
 
13. Xin đừng bỏ con mẹ ơi!
Biểu diễn: bé Bảo An.
Sáng tác: Nguyễn Quốc Việt
 
15. Lạc lối
Biểu diễn: Quang Hà.
Sáng tác: Quý Luân
 
16. Khắc ghi ơn thầy
Biểu diễn: Vân Khánh
Sáng tác: Tịnh Hải
 
17. Phật mãi trong tim
Biểu diễn: nhóm K3
Sáng tác: Nguyễn Đức Trung
 
18. LK Mừng Phật trong đời – Có Phật ra đời
Biểu diễn: Đặng Anh Tuấn & Vũ Bảo.
Sáng tác: Giác An, Vũ Ngọc Toản
 
19. Cõi tạm
Biểu diễn: Lương Gia Huy.
Sáng tác: Nguyễn Ngọc Thạch
 
20. Quy y
Biểu diễn: Nhật Thanh.
Sáng tác: Đặng Được
 
21. Lạy Bồ tát thiên thủ thiên nhãn
Biểu diễn: Hạ Trâm
Sáng tác: Vũ Ngọc Toản
 
22. LK Tháng tư mộng mơ – Rằm Tháng Tư
Biểu diễn: bé Triệu Vy, bé Phương Nhi & bé Hà Phương
Sáng tác: Uy Thi Ca, Ẩm Túy
 
23. Thường niệm Quán Thế Âm Bồ tát
Biểu diễn: Dương Quốc Hưng
Sáng tác: Cao Tâm
 
24. Tiểu phẩm hài: Điều thiện
Biểu diễn: Kiều Lan, Kiều Mai Lý, Tấn Bo & Hồng Tơ.
Sáng tác: Vương Huyền Cơ
 
25. Sống vội
Biểu diễn: Ngô Kiến Huy
Sáng tác: Tâm Tường
 
26. Phút sám hối
Biểu diễn: Nguyên Vũ.
Sáng tác: Dật Hạnh
 
27. Bắt đầu lại thôi
Biểu diễn: Khánh Loan.
Sáng tác: Khánh Loan
 
28. Hành trình hạnh phúc
Biểu diễn: Hồ Quang Hiếu & Nhật Kim Anh.
Sáng tác: Nguyễn Hoài Anh

Ban tổ chức đêm nhạc Diệu âm Hoằng pháp 4.

Cố vấn nghệ thuật: Thượng Tọa – Thích Chân Tính.
Biên tập chương trình: Ban văn hóa chùa Hoằng Pháp.
Đạo diễn: Tungmix.
Trợ lý nội dung: DungHuynh.
Trợ lý kỹ thuật: TungWay.
MC: Thanh Bạch & Thảo Nguyên
 
Dưới đây là hình ảnh ghi nhận:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here