Trang chủ Sáng tác - Nghệ thuật Liên hoan phim Phật giáo quốc tế lần thứ 10

Liên hoan phim Phật giáo quốc tế lần thứ 10

126
0
Thành viên của tổ chức này hầu hết là những học giả lỗi lạc và những nghệ nhân tên tuổi như Richard Gere, Huston Smith, Robert Thurman, Alice Walker. Vào năm 2012, sau lễ khai mạc lần thứ 9, ban tổ chức đã trình chiếu 8 phim Phật Giáo tại Hồng Kông, London và Bangkok, trong đó có nhiều xuất cháy vé.

Năm nay ban tổ chức trình chiếu 10 bộ phim đến từ 7 quốc gia, đồng thời mời nhiều học giả, đạo diễn phim Phật Giáo đến thuyết trình tại các buổi hội thảo.  Chúng tôi xin được giới thiệu đến đọc giả nội dung 10 bộ phim trong kỳ Liên Hoan lần thứ 10 năm nay.

Chuyến hành hương vĩ đại – The Great Pilgrim
Phim tài liệu do Trung Quốc sản xuất – 2009 – Dài 98 phút – Tiếng Quan Thoại – Phụ đề Anh ngữ

Nội Dung:  Trong lịch sử nhân loại, hành trình của ngài Huyền Trang đời Đường qua Ấn Độ thỉnh kinh được xem là một chuyến đi vĩ đại.  Ngài  là nhân vật có một không hai trong lịch sử.  Người Việt Nam chúng ta hầu hết chỉ biết ngài qua tiểu thuyết, phim truyện Tây Du Ký được thần thánh hoá cùng các nhân vật Tôn Ngộ Không, Trư Bác Giới… Điều này cũng làm nhiều người không biết ngài Huyền Trang là một nhân vật có thật được giới trí thức khoa học trên toàn thế giới ngưỡng mộ.   Nhờ cuốn hồi ký ngài để lại “Đại Đường Tây Vực Ký” mà ngày nay các nhà sử học, khảo cổ học đã tìm ra các nền văn hoá, quốc gia thưở xưa dọc theo con đường tơ lụa.  Ngài Huyền Trang là một vị tăng đức độ, học giả uyên thâm, nhà hùng biện tài ba, nhà thám hiểm kiên định và nhà trước tác dịch thuật bác học.  Cuốn phim dựng lại hình ảnh ngài qua góc nhìn lịch sử và khoa học khiến người Phật tử thêm phần tôn kính bậc thánh tăng này.

Khi Loài Chim Sắt Bay – When the Iron Bird Flies
Phim tài liệu do Hoa Kỳ sản xuất – 2012 – Dài 96 phút – tiếng Anh

Nội dung:  Vào năm 1959 người Tây Tạng bắt đầu rời nước trước những chính biến nguy ngập.  Hàng ngàn người Tạng đã theo Dalai Lama sang Ấn Độ, trong đó có những đại sư Phật Giáo lỗi lạc.  Sự kiện này đã giúp thế giới khám phá những viên ngọc qúy (đại sư uyên bác) được giấu kín sau dãy Hy-Mã-Lạp-Sơn.  Cuốn phim ghi lại ảnh hưởng của Phật Giáo Tây Tạng đến thế giới vì sự kiện 1959.  Phật Giáo Tây Tạng không còn bị đóng khung trong biên thùy của vùng đất này như trước đây mà được lan toả mãnh liệt trên toàn cầu.

Cậu bé Olo từ Tây Tạng – Olo, The Boy from Tibet
Phim truyện do Nhật sản xuất – 2012 – Dài 108 phút – Tiếng Nhật – phụ đề Anh Ngữ

Nội dung:  Đây là chuyện có thật nói về cậu bé Olo sinh trưởng tại Tây Tạng được mẹ gởi đến Ấn Độ du học.  Cậu bé ngỡ ngàng trước một thế giới hoàn toàn khác hẵn quê hương mình.  Cậu tìm cách thích nghi môi trường mới bằng đủ phương thức, trong đó có những trò đầy sáng tạo hí hỏm..

Dự án số hoá kinh tạng  –  Digital Dharma
Phim tài liệu do Hoa Kỳ sản xuất – 2012 – Dài 90 phút –  Tiếng Anh

Nội dung:  Ông Gene Smith, Phật tử Hoa Kỳ,  là người  chuyên hoạt động cho hoà bình nhân loại.  Vì muốn bảo quản nền văn hoá của Tây Tạng khỏi bị mai một, ông bắt tay vào một dự án  khó khăn, không tưởng:  Dịch sang Anh Ngữ và làm ấn bản điện tử cho 20 ngàn tập sách Tây Tạng.  Đây là kho tàng văn học, y học, kinh Phật vô cùng qúy báu không những cho người Tạng mà cho cả nhân loại.  Cuốn phim tài liệu mô tả tổng quát dự án này.

Chánh Niệm và Sát Nhân – Mindfulness and Murder
Phim truyện do  Thái Lan sản xuất  – 2011 –  Dài 90 phút – Tiếng Thái – Phụ đề Anh Ngữ

Nội dung:  Thầy Ananda vốn trước đây là một cựu cảnh sát viên.  Hội đồng tăng già nhờ thầy điều tra vụ án giết người tại tu viện vì sở công an không muốn dính dáng đến.    Bức màn bí mật trong tu viện từ từ hé lộ…

Rừng Tang – The Mourning Forest
Phim truyện do Nhật sản xuất – 2007 – dài 97 phút – Tiếng Nhật – Phụ đề Anh Ngữ

Nội Dung:  Phim được giải thưởng Cannes Grand Prix năm 2007  nói về cô nữ y tá đau buồn vì mất đứa con.  Làm việc tại viện dưỡng lão, cô y tá ngày càng thân mật với ông cụ bị bệnh lãng trí.  Ông cụ lúc nào cũng muốn vào rừng để kiếm điều gì đó liên quan đến cái chết của vợ mà ông không thể giải thích được.  Sự hiện diện của  vị tu sĩ Phật Giáo uyên bác và những trái xoáy hỉ nổ ái ố trong cõi luân hồi.

Quán Âm – KanZeon
Phim tài liệu do Anh và Nhật sản xuất – 2011 – dài 86 phút – Tiếng Anh

Nội dung:  Hành trình ghi lại âm thanh lễ hội Phật Giáo Nhật Bản đầy huyền bí.  Sự va chạm nhưng kết hợp hài hoà giữa truyền thống cổ truyền và văn minh hiện đại, giữa thiên nhiên và nhân tạo.  Phim đầy màu sắt, âm thanh làm nên tổng thể tuyệt vời.

Đàn Quạ Tokyo – Tokyo Waka
Phim tài liệu do Mỹ và Nhật sản xuất – 2011 –  Dài 63 phút – Tiếng Nhật – Phụ đề Anh ngữ

Nội dung:  Hình ảnh đô thị nhộn nhịp, công viên phẳng lặng như tờ, người vô gia cư, vị tu sĩ Phật Giáo, bác bán đậu phụ được quay như một bài thơ dưới ánh mắt mỉa mai của đàn quạ.  Mối liên hệ đầy thử thách giữa người và quạ đã ảnh hưởng đến thiên nhiên, nghệ thuật và văn hoá Nhật.

Ni Cô Karma
Phim truyện do Nepal sản xuất – 2006 –  dài 90 phút –  Tiếng Tây Tạng – phụ đề Anh Ngữ

Nội dung: Tại một ni viện Tây Tạng, ni trưởng qua đời nhưng không đủ tiền để làm tang lễ theo đúng nghi thức cho người đứng đầu tu viện. Một ni cô có tên Karma đành lên đường đi tìm người có thể mang nợ.  Trên hành trình đi từ cao nguyên Mustang – Hy-Mã-Lạp-Sơn đến thành phố Kathmadu, ni cô khám phá nhiều điều ngoài sức tưởng tượng.

Thangka
Phim truyện do Trung Quốc sản xuất – 2011 – Tiếng Quan Thoại – Phụ đề Anh Ngữ
Nội dung:  Một nghệ nhân vẽ tranh Phật Tây Tạng muốn tìm người truyền thừa sự nghiệp.  Ông phân vân giữa đứa con trai đầy năng khiếu và một người có thể là vị thầy của ông được tái sinh.   Phim chan chứa tình thương xen lẫn dí dỏm đem lại tiếng cười sảng khoái lành mạnh.

H.L

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here