Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi Ăn chay: Xin đừng ngộ nhận…

Ăn chay: Xin đừng ngộ nhận…

143
0

Nhiều sự ngộ nhận không cần thiết

Đức Phật dạy Phật tử phải ăn chay để tránh quả báo xấu, để tăng trưởng lòng từ bi. Đồng thời để chúng sinh cùng nhau chung sống trong hòa bình, an vui. Song nhiều người đang có sự ngộ nhận về việc ăn chay.
 
Trong đó, ngộ nhận đầu tiên là ăn chay khó, đến đêm đói bụng khó ngủ, trông chờ mau qua khỏi 12 giờ đêm để ăn mặn, vì bụng đói lại thèm ăn.
 
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ngộ nhận này. Hoặc người ăn thấy ăn chay dễ tiêu cho nên mau đói hoặc họ nghĩ chỉ ăn 1 hay 2 ngày nên nấu nướng thức ăn qua loa (thường chưa biết nấu món ăn chay – PV). Do đó người ăn không ngon miệng, tạo cho sự ăn chay khó. 

Do đó, hằng ngày chúng ta nấu vài món chay cho ngon miệng, nên nấu vài món khác nhau, người ăn chay sẽ dễ ăn hơn như món giò chay, đậu sốt, ruốc chay… Người biết nấu món ăn chay hãy hướng dẫn, phổ biến cách nấu các món ăn ngon, nhờ đó người ta ăn được mình cũng có phước.

 Ăn chay giúp chúng ta trưởng dưỡng lòng từ bi…

Ngộ nhận thứ hai là ăn chay mất sức khỏe vì thiếu chất dinh dưỡng. Sự ngộ nhận này phát xuất do ngững người ăn chay trường gây ra. Rất nhiều người tu sĩ cũng như cư sĩ cho rằng tu là tiết dục, ăn uống giản dị cũng nhằm mục đích đó.

Chẳng hạn chỉ ăn cơm với muối mè, muối tiêu, ăn cơm với tương hột, ăn cơm với chao, toàn là những thức ăn thiếu dinh dưỡng.

Ăn chay đạm bạc như thế, lâu ngày đương nhiên thiếu chất dinh dưỡng, sinh ra bệnh tật, từ đó người khác cho rằng ăn chay mất sức khoẻ. Vì vậy phải ăn cho đủ chất bổ dưỡng, thân thể có khỏe mạnh chúng ta mới dùng nó để làm phương tiện tu học.

Bằng cách nấu ăn với những món giàu chất dinh dưỡng như đậu hủ tươi hay chiên, tàu hủ ky, giá, các thứ đậu, rau muống, nấm rơm tươi, khô hay nắm đông cô, rau cải.

Ngộ nhận thứ ba là ăn chay trường khó. Thật ra thì không khó, đừng bao giờ nghĩ rằng nấu tạm bợ, ăn qua loa như vậy làm cho người ăn chay trường khó ăn. Nếu trong gia đình có hai ba người hoặc cả gia đình ăn chay thì dễ dàng hơn, khó không phải vì ăn mà khó vì sự nấu nướng thức ăn gây ra. 

Phật tử phải nhận thức đúng việc ăn chay 

Trước hết phải nhận thức đúng việc ăn chay là vì trưởng dưỡng lòng từ bi, tránh nghiệp sát sinh và hơn nữa là vì sức khỏe của chính bản thân. Có nhiều cách ăn chay khác nhau nhưng nói chung chỉ ăn ngũ cốc, rau, trái cây, không ăn thịt động vật.

 Ăn cơm trong chính niệm 

Ngoài ra, nên hạn chế tối đa việc dùng Ngũ vị tân, bao gồm hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ. Người ăn chay trường cũng không ăn vì chúng có chất kích thích dục vọng, trừ khi dùng Ngũ vị tân để chữa bệnh.

Không nên ăn quá kiêng khem, phải ăn cho đủ chất dinh dưỡng, nên ăn các thứ rau, đậu, giá, đậu hủ và mì căng. Tránh làm và ăn những món ăn chay giả mặn như gà, vịt hay thịt bò, thịt…

Khi đi đám tiệc hay đến nhà người khác, nếu người ta không biết trước để chuẩn bị món ăn chay thì cứ ăn tạm với những thức ăn có thể ăn được như rau, củ, quả, nước tương. Không nên làm cho gia chủ thấy khó chịu vì không tiếp đãi được mình như ý muốn. 

 

Đối với người ăn chay, tuyệt đối không nên kiêu mạn vì tránh nghiệp xấu. Vì lòng từ với chúng sinh nên mới ăn chay, đó cũng là cái duyên lành. Không nên cho là ta hay ta giỏi ta tinh tấn hơn mọi người, coi rẻ người chưa ăn chay sẽ gây ác cảm với người khác và làm tổn đức của mình.

Ăn chay dưới quan điểm của Phật giáo

Nói chung Phật giáo khuyên ăn chay và hạn chế tối đa ăn mặn, điều này bắt nguồn chủ yếu từ việc giới cấm sát sinh và tránh mọi khổ đau cho chúng sinh ở tôn giáo này. Tuy nhiên để không quá cứng nhắc thì tín đồ tại gia có thể chỉ phải ăn chay một số ngày được quy định trong tháng (còn gọi là ăn chay kỳ, ngược lại ăn chay dài ngày thì gọi là ăn chay trường – PV).

Người xuất gia thì vẫn có thể ăn thịt nếu nó thỏa mãn tiêu chuẩn gọi là tam tịnh nhục: Không thấy con vật đó bị giết; Không nghe tiếng con vật kêu la khi bị giết; Người ta giết con vật ấy không phải vì mình.

Thêm vào đó thì thịt con vật tự chết hoặc thịt còn dư của động vật ăn thịt bỏ lại cũng ăn được, gọi là ăn theo ngũ tịnh nhục. Ngoài ra, có 10 loại thịt đặc biệt khác mà người xuất gia không được sử dụng. Đó là thịt người, voi, ngựa, chó, rắn, sư tử, cọp, báo, gấu và linh cẩu.

Đức Phật cũng khuyên không nên ăn sau giờ ngọ tức 12 giờ trưa, còn gọi là “không ăn phi thời”, lý giải được đưa ra là để cơ thể được nhẹ nhàng, thân tâm an tĩnh dễ thiền định và ngủ ngon hơn.

Về số lượng thức ăn đưa vào cơ thể quan điểm là ăn để đủ sống chứ không nhằm mục đích gì khác, nguyên nhân thì có nhiều trong đó có việc tránh giết các loài thực vật một cách vô ích. Tránh lãng phí và tránh dư thừa năng lượng có thể dẫn đến nảy sinh dục vọng. 

 

(Kienthuc)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here