Trang chủ Thiền môn xứ Huế Danh Tăng-Ni, Nhân sĩ Tổ Liễu quán

Tổ Liễu quán

163
0

(LQ)Sáng ngày 21-11-Nhâm Thìn, tại Tiir đình Thiền Tôn Huế trang nghiêm cử hành nghi lễ kỷ niệm húy nhật lần thứ 270 Tổ sư Liễu Quán viên tịch, chư tôn đức Giáo phẩm Chứng minh Ban Trị sự GHPG tỉnh TT Huế, Thường trực Ban trị sự, các Ban ngành, các tổ đình, tự viện đã quang lâm dâng hương đảnh lễ Tổ sự. Lieuquanhue.vn xin giới thiệu bài viết của Nguyễn Vang để quý độc giả cùng tưởng niệm về hành trạng hoằng hóa độ sanh của Ngài.

Ai đã từng lội ngược dòng lịch sử để nhìn thấy Ngài vì đạo hi sinh. Xả thân cầu pháp chẳng quản nhọc nhằn. Địa hình hiểm trở vẩn san bằng vững bước. Nhắc  đến tên Ngài trong đời ác ngũ trược và những hảnh trình Ngài đã đi qua, con tự thấy lòng mình thật hổ thẹn và thấy chẳng may khi không được gặp Ngài. Tổ sư Liễu Quán, cái tên thật gần gũi và thiêng liêng cao quý, được biết về  Ngài qua dòng sử in ghi, nhưng con đã thấy nở bùng lên ý chí, một ý chí quyết tâm tu đạo bồ đề. Đ ờ con kém may mắn khi bước chân vào đạo muộn trễ, nhưng học về Ngài con cũng đôi chút hiểu được những khát vọng và  ý chí tu học dũng mãnh kiên trì. Xin được mạn phép đi sâu để biết rõ, con đường Ngai đi lúc sơ khởi đến cuối hành trình.

“Ai người hi sinh hết tấm thân xuân độ ngàn chúng sanh”. Đọc những gì đẫ qua về cuộc đời Ngài con cảm thấy kính yêu và mến phục hết dạ, tự thấy mình chưa xứng đáng để nhận được những thuận duyên  đang có hiện thời. Cao cả thay một tấm lòng vì  đạo, một trái tim non trẻ đã biết sớm nhận thấy lý vô thường của cuộc đời mà một lòng hướng đạo, Ngài từ nhỏ đã mang trong mình một nghị lực để tiến tu.

Tuổi thơ là một chuổi ngày buồn vô tận, mồ côi mẹ lúc sáu tuổi, sống trong nghèo khó cùng cha qua ngày đoạn tháng, dù sống trong tình yêu tương đùm bọc của cha nhưng nổi mất mát lớn lao khi thiếu sự che chở  và hơi ấm của mẹ làm sao có gì bù  đắp được? “ Mất mẹ rồi đời hết ngay thơ”. Có không bởi chính vì thế mà ngay từ tấm bé Tổ sư Liễu Quán của chúng ta đã nhận ra được sự vô thường của cuộc sống. Cộng với căn tánh thông minh sẳn có Ngài đã quyết định xin cha tầm sư học đạo.

Suy nghĩ và quyết  định bước đi đầu tiên trong cuộc đời đã xong, hai cha con dắt nhau tới Chùa Hội Tôn đảnh lễ  Hòa Thượng Tế Viên cầu thọ giáo. Ngài được Hòa Thượng thâu nhận làm đệ tử. Niềm vui ấy chỉ  được kéo dài bảy năm thì một nỗi bất hạnh khác lại đến với Ngài là Hòa Thượng Tế Viên bổn sư của của Ngài viên tịch. Thật không có  nỗi mất mát thiệt thòi nào bằng đối với một người mới nhập đạo như Ngài. Cảnh tượng ấy nào khác nào cảnh gà con lạc mẹ, một lần nữa thử  thách lại đến với Ngài và nó chính là  nền tảng vững chắc cho một ý chí dũng mảnh và một nghị lực phi thường trên con đường hướng đạo. Không thối chí cầu học Ngài đã quyết chí vượt địa hình hiểm trở, “ Đất nước chỉ là một dải núi dọc theo mé biển, ác đo ấp đều tựa núi day mặt ra biển, núi cao, sông hiểm, cây rừng rậm rạp, nhiều tê tượng, hùm beo, các phủ không có đường lối thông nhau. Đường giao thông khó khăn, thời tiết khắc nghiệt. Xuân hạ thường khô cạn, mùa hạ mặt trời đứng bóng nóng như lửa đốt, đát đỏ nghìn dặm, cây cỏ cháy khô”. Cảnh trí như vậy quá khó khăn ghê sợ nhưng tổ đã quyết định vượt tất cả khó khăn trên, một mình áo đà tay nải vượt ngàn dặm ra Xuân Kinh theo thuyền buồm buôn đổ bộ vào Tử Dung, rồi lại một mình đi mãi về Hàm Long, vào lễ tổ Giác Phong ở thảo am Hàm Long Thiên Thọ, cầu Tổ nhận cho tu học, không hề chấp trước việc ăn ở kham khổ, đạm bạc, chỉ một niềm xả thân cầu đạo. Sư nhận được sự chấp thuận của Tổ Giác Phong vào tu học với thời gian trên dưới mười năm. Nhưng tại Chùa Báo Quốc sau khi Ngài Xuống tóc một năm thì năm Tân Mùi 1691 Ngài phải trở lại quê nhà hái củi nấu cháo phụng dưỡng cha già bệnh nặng. Và bốn năm sau phụ thân Ngài qua đời, Ngài đã tức tốc trở lại ngay để tiếp tục con đường học đạo kẻo sợ trể nải việc tu học. Như vậy cho ta thấy dù có khó khăn ngăn cản, dù nhiều chướng duyên cứ đeo bám nhưng con đườn lý tưởng cứ ăn sâu trong tâm huyế của Ngài rồi. Ngài đã lên đường trở lại Thuận Hóa năm Ất Hợi 1695 và đến đảnh lễ Hòa Thượng Trường Thọ – Thạch Liêm cầu thọ Sa di giới tại Chùa Thiền Lâm do hòa Thượng làm đàn đầ. Đến 1697 sau hai năm thành tựu Ngài lại đến cầu thọ cụ túc giới tại giới đàn chùa Từ Lâm Thuận Hóa do Hòa Thượng Từ Lâm làm đàn đầu 1697. Và 1699 sau khi thọ xong đại giới Ngài sống đời đạm bạc và đi tham học với các bặc thạc đức, cao tăng chốn Tòng Lâm ở Thuận Hóa. Bấy giời Tổ thường tự nghĩ: “ Hà pháp tối vi đệ nhất, ngã quyết xả thân mang y pháp tu hành”. Có nghĩa là: “ Pháp nào là vi diệu tối thượng bậc nhất, ta nguyện quyết xả thân mang y bát pháp đó để mà tu hành”. Qua đây ta có thể thấy rằng tinh thần xả thân cầu đạo trong Ngài mỗi ngày một tăng trưởng, vững chải nhiệt huyết ngày càng cháy rực trong lòng Ngài. Thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ giữa cuộc đời đầy đen tối để tự mình rọi đường chiếu sáng mà đứng dậy bước đi sau bao khó khăn, vấp ngã của cuộc đời, của một số phận nghiệt ngã và bi thương. Cho ta thấy cái tâm hướng thượng vô lượng, vô biên, vô ngã,vô chấp của một Tổ Sư đức hạnh, tài trí vẹn toàn.

Ở đâu có bậc minh sư ở đó Tổ Liễu Quán sẽ tìm cầu học. Ngài đã đến Chùa Từ Đàm vào năm Nhân Ngọ 1702 Tổ nghe danh Hòa Thượng Minh Hoằng –  Tử Dung nên đến cầu học đạo. Vì nghe biết được Hòa Thượng là bậc tầy số một; Khéo dạy người tham thiền và niệm Phật. Tổ  đã dảnh lễ Hòa Thượng xin tham học và được Hòa Thượng tham công án:

“Vạn pháp quy nhất
Nhất quy hà xứ”
Tức là: “ Vạn pháp về một
Một về chổ nào”

Sau khi tiếp nhận công án, trải tám chín năm tham thiền quán chiếu một cách nổ  lực mà công án chưa được bùng nổ, vỡ tung, tâm Ngài bổng hoang mang.
Nhân đọc Truyền dăng lục tới câu:

“Chỉ vật truyền tâm
Nhân bất hội xứ”

Tức là: “Chỉ  vật được truyền tâm thì tâm ấy là  chổ mà người không lãnh hội”

Thì Tổ liền hoát nhiên tự  ngộ. Và đến năm 1708 Tổ đã đến Ấn Tôn trình lên Hòa Thượng Tử Dung về sự ngộ  của mình thì Hòa Thưởng hỏi Tổ: “ Huyền nhai tán thủ tự khẳng thừa đương, tuyệt hậu tái khô khi quân bất đắc” Tức là:  “ Vực thẳm buông tay, tự mình khẳng định thừa  đương, chết đi sống lại không thể xem thường là như thế nào?”

Tổ vỗ tay cười ha hả: Hòa Thượng Minh Hoằng Tử Dung chưa phải ở đó. Tổ đáp: “ Bình tri nguyên thị thuyết” tức là: “ Quả cân vốn là sắt”. Hòa Thượng lại bảo chưa phải.

Sáng hôm sau thấy Tổ  ngang qua Hòa Thượng lại gọi vào bảo: “Công án hôm qua chua xong trình lại xem nào?”
Tổ liền thưa: “Tảo tri đăng thị hóa, nhạn thực dĩ đa thời”  tức là: “Sớm biết đèn là lửa, cơm chín đã lauu rồi”. Bấy giờ Hòa Thượng khen nhưng chưa ấn chứng.

Từ đó Tổ ẩn cư núi Thiên Thai, ăn rong ở hồ, uống nước ở  suối để chuyên sâu thiền quán và thỉnh thoảng đi hành cước để tham vấn lý đạo với các bậc cao đức ở trong chốn Tòng Lâm.

Mùa hạ năm Nhân Thìn 1712 Hòa Thượng Tử Dung đến Quảng Nam sách tấn an cư toàn viện Tổ liền trình bài kệ “Dục Phật” Hòa Thượng lại hỏi: “Tổ Tổ  tương truyền, Phật Phật thọ thọ, vị thẩm truyền thọ cá nhậm ma?” Nghĩa là: “ Tổ truyền nhau, Phật trao nhận, vậy các Ngài truyền thọ với nhau cái gì?”

Tổ đáp: “Thạch duấn trường điều trường phất trượng, quy mao phất tử trọng tam cân”; Nghĩa là: “ Măng đá nhảy ra dài một trượng, lông rùa phe phẩy nặng ba cân”

Hòa Thượng lại nói: “Cao cao sơn thượng hành thuyền, thâm thâm hải để tẩu mã”; Nghĩa là: “ Núi cao vời vợi chiêu thuyền chèo, biển thẳm ngút ngàn con ngựa chạy”

Tổ lại đáp: “Chiếu giác nê ngưu triệt dạ hồng, một huyền cầm tử tận nhật đàn”; Nghĩa là: “ Trâu đất sừng gãy trâu đêm rống, cầm tử đứt dây suốt ngày đàn”   

Những lời đối ứng của Hòa Thượng không chớp mắt, sự và lý  tương nhau hòa hợp như nước với sữa hay nói cách khác là lý và sự lý tưởng duy bất nhất, bất nhị, như nước yên tuế thì trăng hiện không trước, không sau, tâm cảnh nhất như không đến, không đi, siêu việt niệm tưởng nên đã được Hòa Thượng Tử Dung ứng chứng tâm tông. Ngày đã bắt đầu con đường hoằng dương giáo pháp, độ ích lợi sanh.

Như vậy Ngài đã thuyết pháp  lợi sanh trong ba mươi bốn năm. Lúc Tổ khởi sự thuyết pháp và nhận đồ đệ là  năm 1708.

Tổ đã về thảo am Thiên Thai để khai đạo tràng thuyết pháp và trong vài năm thảo am đã trở thành Chùa và tind đò Phật giáo rất đông.

1712 Tổ đã trao tâm  ấn thì Chùa Thuyền Tôn trở thành một đạo tràng lớn với hàng vạn đồ đệ, trong đó có  cả hạng tể quan ở Phủ Chúa Nguyễn, có hàng cư sĩ nho sĩ tuy ở nhà  nhưng vẫn tới lui Thuyền Tôn nghe thuyết pháp.

Thời hừng đông của pháp phái thiền Tử dung – Liễu Quán khởi sự  nảy mầm và phát triển rực rỡ rất mau tại cõi Thuận Hóa và Quảng Nam.

Tổ đi hóa duyên rất rộng, Ngài thường ra vào Phú Yên để hóa  độ chúng sanh. Lúc này Ngài đã trở thành vị  Tổ thứ 35 của Lâm Tế Chánh tông, khai sáng phái thiền mới thuộc dòng họ Thiền Lâm Tế ở  Thuận Hóa gọi là Thiền. Và phái Thiền này  được Tổ biệt xuất một dòng kệ 48 chữ: Thiệt, Tế, Đại , Đạo, Tánh, Hải,Thanh , Trừng, Tâm, Nguyên,…Hoằng truyền rộng rảu khắp miền Trung.

Năm Quý Sửu 1733 Giáp Dần 1734 và Ất Mão 1735 Tổ Sư nhận lời thỉnh cầu của chư tăng trong tông môn cùng các tể quan, cư sĩ ở Huế dự ba đại giới  đàn.
Ngoài ra ta còn thấy Thiền Lâm Tế Tử Dung – Liễu Quán Thuận Hóa có  truyền thống Tổ Sư truyền cho đệ tử bằng kệ phó pháp, người được kệ phó pháp của Bổn sư là “ Đắc pháp Đại Sư”. Đây là truyền thống khởi sự từ ba đại giới đàn mà Tổ khai trong ba năm liên tục nói trên. Trong các giới đàn đó Tổ làm Đàn đầu Hòa Thượng và truyền đại giới pháp cho hàng vạn đệ tử, tất cả các đệ tử  ấy đều có chữ Tế và thé thứ là 36.

Đặc biệt Tổ đã quy y cho một Thái Giám chánh đội trưởng, được thọ  phú chúc làm cư sĩ và cho pháp danh là  Tế Ý. Vị cư sĩ này rất cố công trong việc hưng kiến Tổ đình Thuyền Tôn 1747. Qua đây ta thấy rằng thiền phái Tử Dung – Liễu Quán lan rộng trong mọi tầng lớp dân chúng Thuận Hóa, Tổ  không từ khước một ai.

Tổ Liễu Quán có  đến 49 cao đệ tử đắc đạo pháp. Tất cả các Thiền sư này đều được Tổ cho chữ  “Tế”. các vị đệ tử của Ngài đều tiếp tục con đường hoằng duyên hóa độ khắp nơi nên Thiền Phái Tử Dung – Liễu Quán thơì điểm này phát triển rộng rải và hửng đông.

Đến năm Canh Thân 1940 Tổ  Sư lại Tấn đàn Long Hoa rồi sau đó trở về  Chùa Thiền Tôn, một mình Tổ phong quang rực sáng, pháp thân độc lộ Tòng Lâm, Núi Thiên Thai tức Chùa Thuyền Tôn Huế bây giờ, nói trú xứ Tổ đã chấn rung tích trượng liền trở thành một trung tâm tu học và truyền bá Phật pháp ở đát Phú Xuân – Thuận Hóa bây giờ.

Tại Phú Xuân –  Thuận Hóa Tổ đã chu du giáo hóa thuyết pháp tại nhiều trú xứ từ Núi Thiên Thai – Phú Xuân  đến Đồng Xuân – Phú Yên và các vùng phụ cận. Tổ đã mở nhiều giới đàn truyền giới cho hàng xuất gia và tại gia. Giới  đàn sau cùng là đầu mùa xuân Nhâm Tuất 1742 Tổ viên tịch, trên bước đường hành đạo Tổ đã xuất thi kệ sau để truyền thừa:

“Thiệt tế đại đạo
Tánh hải thanh trừng
Tâm nguyên quảng nhuận
Đức bổn từ phong
Giới định phước huệ
Thể dụng viên thông
Vĩnh sửu trí quả
Mật khế thành công
Truyền trì diệu lý
Diễn xướng chánh tông
Hạnh giải tương ưng
Đạt ngộ chơn không”

Nghĩa là:

“Thực tế đường lớn
Biển tánh lẳng trong
Nguồn tâm nhuần khắp
Gốc đức từ phong
Giới định phước huệ
Thể dụng viên thông
Trí quả vĩnh siêu
Thầm hợp thành công
Truyền giữ giới mầu
Tuyên dương chánh tông
Biết làm đòng nhất
Đạt ngộ chơn không”

Tất cả những gì đã qua là một tấm gương sáng phản chiếu về một tinh thần cầu đạo dõng mảnh liên trung, một tấm lòng hướng thượng đầy nhiệt huyết. Xin noi gương Ngài gắng công tu học để đạt đến quả vị giải thoát tương lai.

N.V

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here