Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi Thử tìm hiểu văn học Phật giáo Huế: Kỳ cuối "Tâm cảnh...

Thử tìm hiểu văn học Phật giáo Huế: Kỳ cuối "Tâm cảnh viên dung"

139
0

“Núi Ngự Bình thỏ thẻ cùng trăng sao

Dòng sông Hương ngất lời không bến hẹn”
 
Thì tiếng chuông chùa làm mật nguồn cho người trở về với tâm thức:
 
“Gió đưa thoảng mục mùi nhang

Kinh ngân thánh thót chuông chùa đỉnh đang”
 
Thiên nhiên, dất trời là tặng phẩm của Huế, là bức tranh thủy mặc mang tính thẩm mỹ cao, cái đẹp thì nên thơ, nhưng không dễ nắm bắt. Để có trực cảm cao xuyên suốt, để thấy được cái hồn, cái thần thì phải cảm nhận bằng trí tuệ. Lý trí và tư duy đều bị loại suy tất cả, có được yếu tính ấy chỉ có những nghệ sĩ, nhà thơ và thiền sư mới có thể gắn liền với tên tuổi của nó.
 
Huế là  nơi rất thơ mộng, nước chảy thông reo đều là  nguồn cảm hứng của thi sĩ. Song bên cạnh cái thơ mộng, huyền bí của cảnh vật Huế, thấp thoáng bóng cây cổ thụ che chở mái chùa mang hồn dân tộc đứng vững, thành quách rêu phong cũng là tiền đề cho áng thơ văn ra đời. Các thiền sư dựng thảo am nơi chân núi, hằng ngày tĩnh tâm với trăng sao, hành đạo cùng hoa lá, lấy rong rêu độ nhật qua ngày, chính khoảnh khắc không thời gian này là một bài thơ ý vị đậm chất thiền, với phương châm “Hà pháp tối vi đệ nhất, ngã quyết xả thân mạng y pháp tu hành”. Đây là những lời phát nguyện vĩ đại, là những phôi thai thiện duyên phát sinh ra văn học Phật giáo thịnh hành.
 
Lại nữa, thơ  ca là nguồn suối thanh lương, là hương từ  bi ươm mầm sống, nuôi dưỡng những mảnh đời điên dại, xoa dịu những vết thương tâm chất chứa bao ngày.
 
Những âm hưởng văn thơ thời đại thập niên 60 được biểu hiện những sắc thái cung bậc, giọng điệu ê ẩm của  “đêm trường”. Để nhập vào cảnh giới chân thật của tâm thì phải trải qua giai đoạn nội ngoại tướng với tinh thần đại hùng đại lực mà tiến vào nội tâm vô phân biệt. Lý sự vô ngại, pháp giới trong thế giới thực chứng của những bậc cao tăng qua thi kệ, ấy là sự bùng vỡ  hoát nhiên cuối cùng:

“Cõi tâm bao hàm pháp giới tính

Trời nam sáng tỏ ý Tây truyền

Bỗng nhiên thấy triệt tào khê lộ

Khỏi mất công dài năm chục năm”
 
(Giác Tiên, tr539, LSPG xứ Huế).
 
Trong vần thi kệ  ấy chứa đựng một triết lý sống có mấy ai giao cảm nổi. Sự ẩn chứng cuối cùng trước môn  đồ tứ chúng mà trong khoảnh khắc ấy linh thiêng như sự chín muồi của Thiện Tài đồng tử dễ dàng nhập pháp giới dưới sự hướng dẫn của Bồ Tát Văn Thù hiện thân của trí Bát Nhã trong lý sự vô ngại pháp giới. Ấy là văn học Bát Nhã cương nghị vô úy, mới có thể chặt dứt phiền não, chức phận và chế độ độc tài ngoại lai mà vẫn như nhiên vô ngại như một bài thơ không lời.
 
Mặc khác, ở  Huế có nhiều cảnh đẹp, thời tiết xuân thu hiền hòa tươi sáng, nhưng mấy tháng gió nam khô hạn, hoặc mưa dầm rã rích trông hoài cũng chẳng thấy mặt trời ló dạng. Thơ văn thể hiện sự chan hòa giữa con người với thiên nhiên, sự chan hòa đạt đến mức triết lý siêu nhiên, con người trở về với vũ trụ, với sự vĩnh hằng của đất trời. Có khi, đó là một cách giải thoát khỏi nỗi đau đời của người dân, tự phát hiện được sức mạnh kỳ lạ của con người Việt Nam trong gian lao thử thách. Con người của vùng đất này trong văn thơ là phẩm chất kiên cường như lại giàu tình thương với nỗi đau xót xa hoạn nạn. Nhiều tác giả đã đạt đến sự tinh tế và lắng đọng trong quan hệ giữa người với người và cảm hứng phong phú với nhân tình thế thái.
 
Ngày nay, dòng thơ  văn ấy như dòng nước chảy tràn vào sự ươm mầm cho thế hệ mai sau.
 
(Hết)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here