Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi Thân tâm nhà Phật

Thân tâm nhà Phật

136
0

Dữ kiện nầy được lập lại nhiều lần về giáo điều của nhà Phật: Có hay không có Phật hiện hữu hoặc hiện diện Phật hay không hiện diện Phật. Nhưng cõi Như-Nhiên hẳn nhiên tồn lưu muôn thuở ‘remain forever’. Cái tuyệt đối Như-Nhiên đó chính là cõi Phật để con người mơ về (rêver/dreaming-day) của cái chết thật sự đi vào cõi vĩnh hằng ở một nơi đại ngộ, đại giác để phần xác và phần hồn trở nên thánh thiện vượt qua những nghiệp chướng (karma) về kiếp đời sau (reborn).

Cảm thức đó hoàn toàn nằm trong tính vật lý, đó là chứng cớ được giải thích cụ thể trong cái gọi sự-vật-như-nhiên. Không những cảm nhận ra được điều đó mà chính sự cảm nhận đó phát sinh từ tâm-Phật, đó là cảm nhận hiện hữu được xem như một hiện thực đã được sáng tạo bởi tri thức Phật; tức trí-năng, tuy nhiên cái đó như một thông đạt (transmit) hiện thực; phát nguồn từ Như-Lai-Phật.

Thứ hai; trong các kinh điển của Ấn độ hoặc trong những kinh điển khác đem lại suy tư về tâm-sinh-Phật, tất cả đã gặp gở trên đoạn đường xuyên qua mọi thành đạt của Phật và có thể luân hồi ngay cả chính Phật đó là điều còn khác hơn những gì đã xẩy ra. Do đó duy trì được Phật pháp, Phật tánh, Phật ngôn chính là hiện thân toàn lực, toàn bi, toàn trí và toàn dũng, nhưng phải hiểu rằng Phật không toàn năng như ngài đã nhiều lần truyền pháp với đệ tử. Phật là đấng tối-thượng-thừa có thể thần thông biến hóa (a master of magical transformations) thần thông ở đây là trí tuệ bát-nhã (pràjna). Như vậy Phật mà chúng ta gặp có 3 chiều kích khác nhau, khuôn phép khác nhau. Hiện hữu của Phật được xem như một nhà sư (tỳ kheo) vận áo cà-sa, một kiểu thức như cho ta thấy ngài tự nhiên như mọi thứ tự nhiên khác đó là môt tâm như hoàn toàn nơi Phật, một bản chất hiện hữu đưa tới đại giác và đem lại một tác động của tình thương -compassionate ability- và lòng mong muốn đầy hứa hẹn trong sự dự phần tối thượng đó cho những gì có lợi kể cả những lợi ích khác, điều đó cho chúng ta thấy được cái lý giải tối thượng trong Tâm-kinh ‘Avatamsaka Sũtra’ Đại thừa gọi là Tâm-bình-đẳng ‘Samacittata’ một khả tính cho lòng xót thương . Ba chiều kích đó biểu thị như một sự hóa thân toàn vẹn của trí tuệ, được coi là sự thật của như-nhiên và tình thương bao trùm trong nghĩa siêu lý của tâm-như. Cả hai dữ kiện đó là một xác quyết rõ ràng được thành hình bởi Phật-tánh. Song le; điều đó trở nên đại giác không xuyên qua sự đụng độ nào trong chúng ta như thể nói lên một cái gì của thân tâm nhưng ở đây được tiếp nối bởi những giáo lý Chân-Phật mà người đã truyền dạy mãi cho tới khi nào chúng ta nhập thể được chân lý đó một cách viên mãn trong chủ thể vật lý hiện hữu tồn sinh. 

However, we become enlightened not through our encounter as such through following his teachings until we embody them in our own physical presence.

Thân Tâm Nhà Phật (On the Bodies of the Buddha) chính là sự nhập thế vi diệu của ngài là phương tiện lễ nghi để đưa tới nhận thức sâu xa thế nào là chân-thiện-mỹ của trí-tuệ-bát-nhã-ba-la-mật kinh (Prajna-Paramita-Sũtra) là đại-hạnh, đại-giác. Chúng ta đi tới một cõi ngoài của cái gọi là tâm-sinh của sự thật như-nhiên, chính vì vậy ngài  đã hiện thân và thuyết giảng cho chúng sinh. Hẳn nhiên điều đó như một viễn ảnh cho người ta thấy được nhập diệc của Phật  là của  một con  người  đại giác;  dù  thế  vẫn không thể  vượt  qua  bên  kia bờ  của  đau  khổ ở cuộc đời này -insurmountable tragedy- Phật không đơn thuần như một con người tại thế và cũng không tìm thấy ở nơi chúng sinh hoặc con đường nào khác hơn, bất luận nghi thức nào ở nơi con Phật (Phật-tử) mà ngài đã để lại. Phật luôn luôn hiện thân trong ba chiều kích đó. Nếu sau cái chết của Phật là một sự chuyển đổi của tâm-sinh, vi diệu pháp thì đây chỉ là một sự như nhiên và nhập thế, một thay đổi quan trọng, còn hơn nẩy sinh cái ngụy tạo của chân-như. Hơn nữa; hình ảnh của sùng bái là cái thị hiếu chuyên chở để làm mất đi cơ bản nguyên lý của nó. Thần thánh hóa (divinization) tức phong tỏa để hiện hình sự tượng trưng về cúng bái là cái điều thường xẩy ra ở thời cổ Ấn độ, và không bởi thế mà ngụ ý cho là không thực,  sự kiện  đó nó  nằm  trong  một  nền  văn hóa  độc tôn -monotheistic- của những giáo phái khác. Văn hóa Phật giáo không phi văn hóa độc tôn mà một tôn giáo thực nghiệm để đưa tới một nhất thể đồng hóa. Một tính cách hóa đạo như-nhiên của nhà Phật.

Thân-Tâm lấy ra từ Phạn ngữ ‘Kàya’, được chuyển sang ‘Thân’ là một phương thức có tính cách hệ thống hóa cái sự mơ hồ, tối nghĩa trong ngôn từ Phạn ngữ (Sanskrit). Chính trong âm ngữ tối nghĩa đó là một phần quan trọng thường được dùng của các Phật tử và được coi là lối cung nghinh cho một luận thuyết của nhà Phật và chính trong những biện minh đó như đề cập đến phần đặc biệt của thân-tâm. Vì thế ngôn từ ‘kàya’ mỗi khi dùng như cho chúng ta một ý nghĩ về thân-tâm nhà Phật; việc đầu tiên cho thấy được thân-tâm vật lý (the physical body) đồng thời là cụm từ chọn lọc cho một yếu tố mà yếu tố đó là quyết định cho một sự sắp xếp hoặc một cảm thức thuộc về Phật. Mà thân-tâm nó nằm trong ‘uẩn’. Phạn ngữ gọi là ‘skandha’ có nghĩa là chất chứa, tích tụ trong thân tâm với 5 cái gọi là ‘ngũ-uẩn’:

1- Sắc: là Thân / Body / Form là những vật thể hữu hình.

2- Thọ: là Cảm nhận / Feeling / Sensation nói gọn là Cảm-thọ.

–  Lục Quan: là 6 giác quan / Six organs of senses gồm có: mắt,tai,mũi,lưỡi(miệng) thân và ý.

– Lục Trần: cũng nằm trong 6 giác quan gồm có: Sắc tức hình thể màu sắc.Thanh tức là tiếng. Hương là mùi. Vị là nếm. Xúc  là đụng chạm, sờ mó. Pháp là tri thức của ý.

–  Lục Thức: là cảm nhận từ trong tâm trí của Lục Quan và Lục Trần.

3- Tưởng: là Tri giác / Perception. Phân biệt giữa Lục trần và Lục thức.

4-  Hành: là biểu thị tư duy / Mental formation, presdisposition tỏ sự thương, ghét.

5- Thức: là nhận biết / Conscioưsness là ý thức của lý trí.

Tất cả những thứ kể trên làm ô nhiễm thân tâm của con người. Thân tâm nhà Phật là gì ? Phật nói : « Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp » một Phật pháp, Phật ngôn trong sáng và sắc bền không thể đánh ngã được để đi tới Phật-tánh-không đó là con đường dẫn đến Đại ngộ, Đại giác. Đó là một chủ thể được đối đãi trong tinh thần bất nhị (Le non-deux. Le non-dualism) cái bất nhị nầy là tinh thần thuyết bát nhã là trung đạo, có nghĩa tất cả là KHÔNG chỉ còn lại tâm-như tức thân-tâm Phật. Vì tất thảy đều vô nghĩa lý, nếu mất đi tâm-như-nhiên. Thân tâm trong sáng đó nhà Phật cho là Bát-Nhã-Đa-Tâm là tinh thần phá chấp để đi tới Bồ Đề là Đại giác, Đại ngộ đó là cõi Như-Nhiên, Như-Lai-Tạng. Cho nên Không-Bát-Nhã trong kinh Phương Đẳng Đại Thừa của nhà Phật được tập trung trong cái Đại Giác là Niết-Bàn, là Như-Nhiên là cõi hằng hà sa số của Như-Lai-Phật. Cõi Thân Tâm Cực Lạc (The Body of Complete Enjoyment / Sàmbhogikakàya). Cõi nầy Phạn ngữ gọi là: Samãdhi là thể hiện cảm giác an lạc mãnh liệt; vừa thể chất vừa tâm linh. Một sự tập trung sáng suốt của nhận thức. Do đó trạng thái cực lạc của Samãdhi là một tiến trình trọn vẹn giữa Sinh, Trụ và Diệt để đem lại một tâm thức VÔ-NIỆM tức ý thức nghỉ ngơi, an lạc. Những điều nêu trên  gọi  chung là  Thân-Tâm  nhà Phật ! Theo Đại-Thừa ;  đại-giác,  đại-ngộ là  của các  bậc  Phật- Đà- Bồ- Tát và Chư- Phật là tâm-lợi-tha bởi Đại Thừa là Lý Trung Đạo (Madhyamika) giữa cái Có và Không là cái chẳng phải có, chẳng phải không. Cho nên chi Có với Không chỉ là Một. Chỉ có một Như-Lai là giải thoát cho một thân tâm trong sáng hoàn toàn trong lẽ như-nhiên, cõi đó là CÕI KHÔNG của nhà Phật. Vì vậy trong mọi Pháp-Chánh-Đạo (Dharma) là một học thuyết chân lý của nhà Phật ; vì rằng Pháp / Dharma là một kinh nghiệm giải thoát độc đáo của đức Phật. Vượt qua khỏi hiện hữu của VÔ để đi tới Chân-tâm tức đi tới Thân-tâm đúng Đạo pháp nhà Phật, bởi thế phải vượt qua mọi : Khổ-hạnh (Duhkha), An-lạc (Sukha), Hành tức Hạnh (Samskâra) những thứ đó không còn vướng mắt cho một thân-tâm Như-Phật, tất cả không có gì trong vũ trụ và ngoài vũ trụ nầy, hiện hữu Phật hay không hiện hữu Phật, tuyệt đối hay tương đối là vô thường, vô ngã mà chỉ còn lại tâm-như-nhiên là : Pháp, Giác và Ngộ là chân lý tuyệt đối, dẹp hết mọi vọng niệm để đi tới chân-không đó là phương thế giải thoát toàn diện nhất cho một thân-tâm nhà Phật.

Qua một số người tu học Phật pháp trên thế giới ngày nay ; họ muốn trở thành Phật tử như thái độ dấn thân để tìm nơi ‘an trú’ -take refuge- trong lòng Phật qua học thuyết của ngài cũng như một cộng đồng chung của chúng sinh. Nhưng có chắc chắn mọi điều đã an cư chưa, mà tìm đến an trú nơi Phật ? Đó là vấn đề đặt ra một cách tỉ mỉ cho những ai không-Đại-Thừa (non- Mahàyàna) đi đúng sự truyền lưu của Phật giáo Đại Thừa qua các bậc Phật-Đà-Bồ-Tát (Vaibhàsika ‘Sarvàstivàda’) Người ta không thể an trú trong một thân tâm vật lý nhà Phật như thế, cái sự cố đó đưa tới tranh luận vô bổ từ đó phát sinh ra một thân tâm vật lý vướng đục.

Throughout the Buddhist world the minimum for becoming a Buddhist is to ‘take refuge’ from the depth of one’s heart in the Buddha his doctrine, and the community. But what exactly is one taking refuge in when one takes refuge in the Buddha? This question was posed in particular by one of the non-Mahàyàna traditions of Buddhism, the Vaibhàsika (Sarvàstivàda). A person shoud not take refuge in the physical body of the Buddha, it was argued, since the physical body is impure.

Tập truyền của Phật-Đà-Bồ-Tát là nắm được Phật-tánh qua phép thần thông của Phật, có thể đó là một sáng tạo cực kỳ trong sáng của Như-Lai-Tạng hoặc là một thân-tâm giả tạm mà cho đó như là tâm-như-nhiên, điều ấy như thử có một cái gì chưa đủ, một thứ không trọn vẹn cho một chân truyền của nhà Phật. Thích hợp hơn, mỗi khi chúng ta an trú trong Phật, tức chúng ta an trú trong thân-tâm Đạo Pháp (Dharma-body / Dharmakàya).    Đó  là  cơ bản  chủ lực  của Giáo pháp (Abhidharma),  Pháp thân (Dharmakàya) là những đặc điểm và vai trò cần thiết của Phật là Như-Phật, vị tất chọn lọc đó thuộc về Thân / Kàya / Body một yếu tố quan trọng của Phật-pháp là một cứ điểm trong một điạ vị tột đỉnh của Như-Lai-Tạng; cho nên nhận biết và cảm thức cùng Phật tính đều nằm trong ‘ngũ uẩn’ nhà Phật, là cấu tạo bởi ‘tâm sinh lý’, một thân tâm vật lý (physical body / Rùpakàya) đầy đủ và trong sáng, một cảm tính vi diệu, một ý niệm sáng suốt và một tri thức quán triệt. Tất thảy phải trong suốt, bởi vì tất thảy không lẫn lộn hay pha chế vào một thứ khác của đạo đức và một nhận thức xấu xa. Người ta an trú vào Pháp-thân nhà Phật qua cách tôn kính nhà sư (tỳ kheo); không phải vì tính hiện hữu vật lý nhà Phật nhưng vì sự chiếm cứ kinh điển của các vị nhà sư mà ra. Pháp-thân nhà Phật (the Buddha’s Dharma-body). Người ta dựa vào Pháp-thân, dựa vào kinh điển  như sắp xếp cho một học thuyết Phật giáo. Nhưng quên rằng Pháp-thân ở đây là một sự giàn trải rộng lớn và dựa vào cái thân tâm vật lý của nhà Phật mà làm nên. Đại Thừa nhấn mạnh vào Pháp-thân là nằm cố hữu trong nguyên lý của tự nó chớ không tùy thuộc vào cái khởi đầu ấn tượng siêu hình nào khác  hoặc  sùng bái  một đấng nào khác hơn, nhưng vẫn tiếp nối cái trào lưu tối thượng của Phật. Giáo lý Đại Thừa chuyên chở một thân tâm vật lý nhà Phật; trái lại trong thời kỳ được nhấn mạnh  quy trình qua nhiều chiều kích  khác nhau của sự hiện hữu Phật, một câu trả lời minh xác về cái chết như-nhiên của Thích Ca Mâu Ni (Siddhàrtha Gautama) một chiều kích  khác đó là sự chạm trán, đương đầu với một tinh thần đầy kinh nghiệm của Phật giáo qua một lãnh vực khác. Không! Tự tại Bồ Đề là phép thần thông biến hóa của Phật, một khai mở không có gì là ngạc nhiên hơn cả cho tâm lý cả hai trung quán luận và pháp tánh luận.

Thân Phật được biết là một thân tâm vi diệu, một đấng đại giác vô nhiễm; một tâm thân hoàn toàn siêu-thoát-cực-lạc ‘Sambhogikakàya’ Cái đó nó nằm trong tính vật lý, cho dù gì; hay có lẽ thể xác đó được tượng hình, tròn đầy chăng nữa. Sự mầu nhiệm đó là một chứng cứ minh bạch trong mọi phương hướng khác nhau, trong mọi lãnh vực khác nhau đều phù hợp như một nhu cầu của hiện hữu tri giác. Đó là dữ kiện để tôn thờ pháp-thân của Phật với ba mươi hai ngàn tám mươi hào quang chiếu sáng quanh ngài, tọa thiền trên đài sen trong miền đất như-nhiên -pure land- để rao giảng sự sắp đặt của đạo pháp Đại Thừa. Viễn ảnh tập truyền của Đại Thừa là rao giảng về thân tâm cực lạc Như Phật, đó là con đường đi tới của Phật-Đà-Bồ-Tát. Trong kinh Đại Thừa (Mahàyàna sũtra) cho đó là một sự tồn lưu của thế gian, là kết quả đem lại thân-tâm-cực-lạc, tức giải thoát toàn bộ để về chốn cực lạc; đó là lời dạy thích nghi hơn tất cả những gì nói về lịch sử Phật giáo của Thích Ca. Ngài không xuất hiện ở miền đất như-nhiên nhưng ngài tọa thiền ở phương bắc cổ Ấn độ mà ngày nay người ta tiếp tục hành hương để cung nghinh, đảnh lễ ngài như ngọc-xá-lợi của thân tâm Phật.

                                                                     * 

Động lực thúc đẩy cho sự đối đãi Phật là đặt vào cái không tư duy hay nghi ngờ mà đặt vào kiên cố Bồ-Đề-Tâm với tâm vô lượng, tối thượng thừa của thân tâm nhà Phật tức đạt được Chân-Như là cõi Niết Bàn trong tư thế như-nhiên của Phật, là Thân-Tâm trong sáng của đạo Phật; đó là con đường dẫn đến vô lượng chúng sinh đi vào cõi VÔ DƯ NIẾT BÀN. “Sự thật không có chúng sinh nào vào cõi niết bàn cả”.(kinh Kim Cương) .

 

ca.ab. tiết đông chí. 12/2011

_______________

 

SÁCH ĐỌC:

– Agency for Cultural Affairs . Japanese Religion Tokyo. Kodasha 1972.

– Buddhist Thought in India. by E. Conze. London: George Allen & Unwin 1962. UK

– Mahàyàna Buddhism by P. Williams. Routledge. London & New York 1989.

– Tạng Thư Sống Chết by Sogyal Rinpoche. Trí Hải dịch. NXB Văn Nghệ. Thanh văn 1996. USA.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here