Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Trải nghiệm Srilanka: Những ngã tư bồ đề trăm năm

Trải nghiệm Srilanka: Những ngã tư bồ đề trăm năm

132
0

Bất cứ những ai kính ngưỡng Phật giáo chắc hẳn đều ít nhiều biết đến Sri Lanka qua các kênh phương tiện thông tin khác nhau và đều có chung một mong ước được đặt chân đến xứ sở linh thiêng diệu kỳ này. Là một môn đồ nhà Phật, người viết được may mắn tiếp cận với Sri Lanka qua con đường du học. Quả thật, so với những hiểu biết ít ỏi và sơ lược của người đứng từ bên ngoài tìm hiểu về Sri Lanka thì một sự trải nghiệm thực tế về đất nước Phật giáo này bằng chính những gì tai nghe mắt thấy là vô cùng quý báu. Với bài viết này, người viết không đi sâu vào quá trình du nhập cũng như các thời đại Phật giáo mà chỉ tìm hiểu sâu một số kết quả của Phật giáo Sri Lanka được bồi tụ và nuôi dưỡng nên một nền văn hóa độc đáo cho đất nước này trong bối cảnh hiện nay.

Tượng Phật tại sân bay

Phật Giáo từ Ấn Độ truyền vào Sri Lanka vào khoảng thế kỷ III trước Công Nguyên. Theo sử sách truyền lại, lúc bấy giờ, vua A Dục (Asoka), vị vua nổi tiếng bảo vệ và phát triển Phật Giáo của Ấn Độ phái hai người con của mình là Ma Hi Đà (Mahinda) và Tăng Già Mật Đa (Sanghamitta) sang Ceylan để hoằng dương Phật pháp. Ngay từ buổi ban đầu, nhà vua Sri Lanka là Thiên Ái Đế Tu (?) đã ngưỡng mộ Phật Giáo. Sau khi được nghe phái đoàn này giảng giải về bộ kinh Cutahatthi Pagoda Pamasutra, vua và đông đảo quan lại trong triều đều quy y Phật pháp. Vương phi và một số cung nữ cũng quy y tại Ưu bà Di Tịch Xá .

Dấu ấn Phật giáo có mặt khắp nơi trên đất nước Sri Lanka. Khi vừa đặt chân đến đây, cái đầu tiên mà chúng ta gặp là một tượng Phật rất lớn đặt chính giữa đường dẫn từ máy bay vào nơi làm thủ tục nhập cảnh.

Tượng Phật ở sân bay

Đường giao thông ở đây cũng tương đối giống Việt Nam, nhưng rất ít có tình trạng kẹt xe. Đặc biệt khác Việt Nam là đại đa số tại các ngã ba, ngã tư đường thường trồng những cây Bồ Đề cả trăm năm. Bên dưới những cây Bồ Đề là những tượng Phật lớn nhỏ có khác nhau chứng tỏ một bề dày văn hóa Phật giáo sâu gốc bền rễ.

Cách thức lễ bái của người Sri Lanka mang đậm đặc trưng của Phật giáo nguyên thủy. Vì là quốc gia đại đa số theo Phật giáo Theravada nên hình tượng Phật tương đối giống các nước Thái Lan, Lào, Campuchia. Cách lễ bái bên đó cũng có phần khác Việt Nam chúng ta. Phật tử khi giặp người xuất gia họ chắp tay xá và ngồi thấp dưới chân nhà sư. Đại đa số các chùa ở nước này ngoài việc thờ Phật ở Chánh Điện mà còn thờ dưới những cây Bồ Đề ở ngoài sân chùa.

Sri Lanka là hòn đảo nằm rất gần mũi phía nam của Ấn Độ. Diện tích khoảng 65,500 km2, dân số (2002) là 17,5 triệu người; mật độ dân cư là 262 người/km2, thủ đô đóng tại Colombo. Ceylan là tên gọi trước đây của đất nước này. Từ sau khi độc lập (1948) đến trước năm 1984, những bất đồng trong mối quan hệ giữa những người Cinghalais theo Phật Giáo (chiếm 3/4 dân số) và những người Tamoul theo Hồi Giáo thường gây ra những xung đột và nội chiến thảm khốc kéo dài. Năm 1987, theo yêu cầu của chính phủ Colombo, Ấn Độ đã đưa quân đến can thiệp. Dù vậy, những vận động hòa giải giữa chính quyền và các phần tử ly khai vẫn không đạt được kết quả cụ thể nào. Những biến động và căng thẳng về chính trị đã gây tổn thất nặng nề cho quốc gia này. Đến nay, tình hình chính trị ở Sri Lanka vẫn trong tình trạng bất ổn.

Một bức tranh thanh bình và an lạc được vẽ nên bởi hình ảnh những người dân ngồi dưới cát bên cạnh cây Bồ đề để cầu nguyện, xung quanh là những bầy chim đang thong thả tìm mồi, rỉa lông hay lững thững dạo chơi. Vì người Srilanka không giết cũng ăn thịt chim nên bóng dáng cũng như hoạt động của con người không mảy may gây cho chúng bất kỳ một nỗi sợ hãi nào.

Có chứng kiến cảnh ấy mới tấm thía một triết lí thâm sâu của Phật giáo về mối quan hệ giữa các giống loài, các cõi, các chúng sinh trong thế giới ta bà. Từ trường tâm của người Sri Lankacó khả năng chiêu cảm đến ngoại cảnh và ngoại vật, mà đặt biệt là con người và chim thú.

Dáng dấp tu sĩ trong mỗi người dân

Ở xứ này, công việc buôn bán đại đa số do người đàn ông phụ trách, phụ nữ chỉ tham gia với một vai trò hạn chế. Hàng hóa cũng tương đối giống ở Việt Nam như: rau muốn, rau dềnh, dưa leo, cà chua… Những thứ làm từ động vật thì chỉ thấy cá và gà.

Điểm đặt biệt trong việc thương mại của người Srilanka là không có tính nói thách, không hề có sự phân biệt giữa khách hàng bản xứ và khách nước ngoài. Không khí cạnh tranh và hơn thua theo kiểu chợ búa cũng không. Sự hòa đồng, niềm nở và vui vẻ là nét đẹp trong văn hóa buôn bán của người Sri Lanka. Các chủ hàng ở kế cạnh nhau luôn tỏ ra vui vẻ với khách hàng và vui vẻ với nhau, không thấy cảnh “hàng thịt nguýt hàng cá”, vốn là lối ứng xử phổ biến ở nhiều nơi khác. Thái độ cũng như cách ứng xử đó đã chinh phục được khách hàng. Điều này, có lẽ, chúng ta còn pải học hỏi nhiều từ họ.

Về khẩu vị, người Sri Lanka thích mùi nồng, vị cay. Do đó, trong việc chế biến thức ăn, họ sử dụng rất nhiều ớt và hành cây. Cái đặc biệt hơi khó lí mặc dù thời tiếc ở đây khá nóng bức, tương đối giống TP. HCM nhưng ớt lại là thành phần chính trong bữa ăn của họ. Người dân ở đây rất mạnh khỏe. Có rất ít người bệnh nằm viện. Dù sống ở xứ nóng, ăn khẩu vị cay, nồng nhưng tính tình của họ lại rất hiền lành, “nguội tính”, ít tỏ ra bực dọc, căng thẳng.

Một đất nước “nghèo nàn về văn hóa rượu chè” nhưng giàu về văn hóa ứng xử đẹp. Có rất ít địa điểm bán bia, rượu ở Sri Lanka. Những điểm bán rượu được nhà nước quản lý rất kỹ. Thậm chí tại các quán ăn không thấy có rượu và bia. Do đó, hầu như không thấy người say xỉn đi nghênh ngang ngoài đường.

 

Cầu nguyện dưới gốc cây bồ đề.

Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân chính tạo nên cách cư xử xã hội thực sự tốt đẹp vì mỗi người dân có sử kiểm soát và điều khiển tốt suy nghĩ và hành động của chính mình do ít có tác động của chất kích thích gây hưng phấn như bia, rượu. Hầu như ít thấy xảy ra gây gỗ, ẩu đả hay xô xát nhau nơi công cộng. Thậm chí, khi xảy ra va quẹt giữa các xe đang tham gia lưu thông trên đường, tài xế bước xuống nói chuyện với nhau rất từ tốn và nhận phần lỗi về phía mình. Điều hiếm thấy ở Việt Nam đó khiến chúng tôi cảm thấy hơi chạnh lòng khi nghĩ đến thói quen ứng xử trong những tình huống tương tự của người dân mình.

Người Sri Lanka chủ yếu sử dụng xe bus như là một phương tiện giao thông công cộng chủ yếu – đa số xe rất cũ kĩ, kiểu xe quân đội Việt Nam sử dụng từ những thập niên 90 của thế kỷ 20. Toàn bộ hệ thống máy móc được đặt ở bên trong xe gần chỗ ngồi tài xế nên rất nóng. Hầu hết các xe không có máy lạnh. Tu sĩ được dành vị trí ưu tiên – dãy ghế đầu tiên phía sau tài xế dù các vị này có lên bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu.

Người đi xe bus rất đông, thậm chí bên trong không đủ chỗ ngồi, họ phải đứng vắt vẻo ở đuôi xe, có khi chỉ đủ đặt nửa bàn chân, cứ thế, tay nắm thanh sắt mà giữ thăng bằng. Tuy vậy, chưa thấy tai nạn do xe bus giây ra. Vẻ chân chất và lối nghĩ bình dị, yên ả bên trong tâm hồn tạo nên một nếp sống khoan hòa của người dân nơi đây. Cứ nhìn cái cách mà người ta xử sự trên xe bus cũng thấy được rất nhiều điều từ lối sống ấy. Ở đây không thấy cảnh tài xế chạy xe liều mạng để rút ngắn thời gian, kiếm thật nhiều tiền hay tranh giành khách, hối thúc và lớn tiếng, quát nạt khách.

Dù ở địa vị xã hội nào, người Sri Lanka luôn thể hiện một phong thái tự tại, an nhiên, nhàn nhã, không có sự xô bồ, hấp tấp, hối hả. Dường như, trong mỗi người Sri Lanka đều có một chút dáng dấp của một tu sĩ. Phải chăng do giáo lý Phật Đà đã ăn sâu vào trong tâm thức của họ?

Lý giải

Nhìn cuộc sống nơi đây, tôi mạn phép đưa ra những nhận xét về lý do tại sao con người Srilanka có được những đức tính như hiền từ, những cử chỉ không thấy sân hận, bực bội như vậy:

– Người dân ít sử dụng rượu, bia. Chúng ta có những cử chỉ thiếu văn hóa là vì chúng ta không kiềm chế được chính mình vì chúng ta thường hay quá chén.

– Vì đất nước lấy Phật giáo làm quốc giáo nên đã đào tạo, chỉnh sửa từ nhỏ. Đại đa số con nít khoảng 6 tuổi là hàng tuần vào chủ nhật phải vào chùa để học giáo lý từ tầng lớp cha, anh có trình độ về giáo lý Phật Đà truyền dạy lại và vui chơi suốt ngày trong chùa. Rồi lớn lên được hấp thụ nền văn hóa chứa đầy giáo lý Phật Đà, nên giúp cho người dân không có điều kiện những cái xấu trong họ phát sinh.

– Vì là một quốc gia lấy Phật giáo làm gốc nên tượng Phật không những được đặt ở nhiều chùa mà còn có tại các ngã ba, ngã tư và dọc theo các con đường. Vì vậy, mỗi sáng đi bộ đến trạm xe bus thì họ đã đãnh lễ nhiều tượng Phật. Vì lý do đó giúp cho người dân tỉnh thức về cái thiện trong mọi lúc, bớt đi tánh hư tật xấu của mình.

T.M.L

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here