Trang chủ Phật học Những lời dạy của Đức Phật đối với một tín đồ...

Những lời dạy của Đức Phật đối với một tín đồ Phật tử nói chung (1)

129
0

Người Phật tử tại gia

“Thưa Đại Đức, phạm vi của một người Phật tử tại gia là gì?”

“Này Jivaka, khi một người đã quy y Phật, đã quy y Pháp, và  đã quy y Tăng, đó là phạm vi của một người Phật tử tại gia.”

“Và phạm vi nào, thưa Đại đức, là phạm vi cho một người Phật tử tại gia chân chính?

“Này Jivaka, khi một người không sát sinh, không trộm cướp, không tà hạnh, không nói dối, và không uống các chất gây kích thích và say sưa dẫn đến mất sáng suốt, thì  đó là phạm vi của một người Phật tử chân chính.”

“Và phạm vi nào, thưa Đại đức, là của một người Phật tử tại gia thực hành để lợi ích cho mình và lợi ích cho người khác?”

“Này Jivaka, khi một người Phật tử tại gia chính mình hoàn bị niềm tin chắc chắn và khuyên người khác hoàn bị niềm tin chắc chắn;… có đức hạnh và khuyên người khác…, … có khoan dung và khuyên người khác…, … muốn yết kiến chư Tăng và khuyên người khác…,… muốn nghe chánh Pháp và khuyên người khác…, … thường nhớ chánh Pháp mà người ấy đã nghe và khuyên người khác…, … vừa biết chánh Pháp vừa hiểu nghĩa của chánh Pháp, thực hành chánh Pháp theo đường lối của chánh Pháp và khuyên người khác… đó là phạm vi mà người đó là một Phật tử tại gia thực hành vừa lợi ích cho mình và lợi ích cho người khác.” 

 Anguttara Nikaya VIII.26 (Jivaka Sutta)

Diệt trừ sân hận:

“Này các Tỉ kheo, có 5 phương pháp để diệt trừ sân hận, một vị Tỉ kheo có thể diệt trừ hoàn toàn sân hận nào khi nó khởi lên trong tâm mình. Năm phương pháp đó là gì?”

“Từ có thể được duy trì tu tập trong một chúng sanh cho đến khi một người bình tỉnh với người khác khi làm trái ý mình: đây là cách làm thế nào để tháo gở  sân hận. Bi có thể duy trì cho một người… Xả cần được tu tập… Vô niệm, vô tác ý cần được tu tập… Kết quả của nghiệp trong một người… cần được an lập: ‘người chân chính biết mình là chủ của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, nghiệp của mình là là thai bào mà mình được sinh ra, nghiệp của mình là da thịt dính liền với trách nhiệm của mình, nghiệp là chỗ nương tựa của mình, mình là kẻ thưà tự của nghiệp, dù thiện hay ác.’ Đây là cách làm thế nào để trừ khử sự sân hận của một người.” 

 Anguttara Nikaya V.161 ( Aghatapativinaya Sutta)

Năm việc cần phải quán sát hàng ngày

“Có 5 việc mà một người nên quán sát thường xuyên, bất luận là một người nam, người nữ, người tại gia hay xuất gia. Những gì là năm? ‘Tôi là chủ thể của sự già, không dấu được sự già nua.’ Đây là sự kiện đầu tiên mà một người cần quán sát thường xuyên, bất luận là người nam, người nữ, người tại gia hay người xuất gia. ‘Tôi là chủ thể của bệnh tật, không thể tránh được bệnh tật.’ … ‘Tôi là chủ thể của sự chết, không tránh cái chết.’ … ‘Tôi sẽ đổi khác, sẽ chia lìa với sự yêu thương và chìu chuộng ta.’ … ‘Ta là người chịu trách nhiệm với hành động của ta (nghiệp), thừa tự nghiệp, nghiệp là bào thai sinh tất cả, kết nối với nghiệp của ta, và nghiệp là quan toà phán xét hành động của ta. Bất cứ cái gì mà ta làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy. Đây là 5 việc mà một người Phật tử chân chánh luôn phải quán sát, cho dù đó là thiện nam hay tín nữ, người tại gia hay xuất gia.” 

 Anguttara Nikaya V-57 (Upajjhatthana Sutta)

Chế  ngự cơn giận

Này các Tỉ kheo, có ba hạng người trong thế giới này. Ba hạng đó là gì? Hạng như chữ viết lên đá, hạng người như chữ viết lên  đất, hạng người như chữ viết lên nước.

“Và thế nào là hạng người như chữ viết trên đá? Có hạng người mà bất cứ ở đâu họ đều phẩn nộ và phẩn nộ của người đó tồn tại một thời gian dài. Vì chữ viết lên đá thì không dễ phai mờ bởi gió hay nước và tồn tại một thời gian dài, cũng như vậy hạng người cá biệt này thường phẩn nộ như vậy…

“Và thế nào là hạng người như chữ viết trên đất? Có hạng người mà bất cứ ở đâu họ đều phẩn nộ và phẩn nộ của người không đó tồn tại một thời gian dài. Vì chữ viết lên đất thì dễ phai mờ bởi gió hay nước và không tồn tại một thời gian dài, cũng như vậy hạng người cá biệt này thường phẩn nộ như vậy…

“Và thế nào là hạng người như chữ viết trên nước? Có hạng người mà – khi bị mắng kịch liệt, khi bị nói lời cay nghiệt, khi bị nói lời thô lỗ – bất cứ lúc nào họ đều dịu dàng hoà hợp, thân thiện và hoan hỷ. Cũng vậy, vì chữ viết lên nước sẽ tan nhanh và không tồn tại lâu dài, cũng vậy những người này – khi bị mắng kịch liệt, … 

Ba hạng người này, này các Tỉ kheo, có mặt và  xuất hiện ở đời. 

Anguttara Nikaya III.133 (Lekha Sutta)

Pháp thí dụ chiếc xe

      Người được tín và trí
      Luôn  song hành với nhau
      Thẹn, ý làm cóng, sườn
      Niệm là người đánh xe
      Giới luật trang hoàng xe
      Thiền  định làm trục xe
      Tinh tấn làm bánh xe
      Hỷ  xả giữ thăng bằng
      Không tham dục là nệm
      Vô  sân, vô hại và yếm li
      Là  vũ khí trên xe
      Nhẫn nhục là khiên giáp
      Tiến ra khỏi khổ nạn
      Xe vốn không vượt trội
      Sản xuất từ tự ngã
      Người trí biết trang bị
      Chiến thắng thoát trần lao.

      (Samyutta Nikaya IV.4)

Từ  bỏ nghiệp xấu ác

Một người đệ tử có niềm tin vào một đạo sư rồi tư duy như sau: ‘Đức Thế Tôn bằng nhiều cách phê phán và răn dạy, rồi dạy, “Không được sát sanh.” Có nhiều chúng sanh mà  tôi đã giết vì với lí do này hay lí do khác. Như vậy không nên, như vậy không tốt. Nhưng nếu tôi ăn năn sám hối về những việc làm này, thì những ác nghiệp ta đã làm nay sẽ không còn nữa’. Người ấy do suy tư như vậy, liênd từ  bỏ sát sanh, và trong tương lai, người ấy  đình chỉ sát sanh. Như vậy, nghiệp ác của người ấy được vượt qua. 

Samyutta Nikaya XLII.8 (Sankha Sutta –  The Conch Trumpet)

Ví  dụ về biển

“Như biển lớn, này các Tỉ kheo, dần dần từ bãi cạn, sâu thoải và sâu hơn, chứ không sâu thẳm ngay, cũng vậy Pháp và Giới Luật các học pháp cũng tuần tự, môn học cũng tuần tự, tiến trình tuần tự, và không có sự thể nhập chánh trí vụt chạt được.”

“Cũng giống như biển lớn có cùng một vị, vị mặn; cũng như vậy Pháp và Giới luật có cùng một vị, vị giải thoát.” 

Udana V.5 (Sona Sutta – The Observance Day)

Ví  dụ con rùa mù và  khúc gỗ trên biển

“Ví như có một người quăng vào biển một khúc gỗ có một lỗ tròn, và gió đông thổi nó trôi dạt về phía tây, và gió tây thổi nó trôi dạt về phía đông, và gió bắc thổi nó trôi dạt về phái nam, và gió nam thổi nó trôi dạt về phía bắc. Ví như có một con rùa mù cứ mỗi thế kỉ một lần nổi lên mặt biển. Này các Tỉ kheo, các ông nghĩ thế nào? Con rùa mù có thể trồi đầu vào cái lỗ của khúc gỗ ấy không?

“Nó có thể, này chư Đại Đức, có lúc này hay lúc khác cho đến hết thời gian.

“Này các Tỉ kheo, con rùa mù đó thật hiếm hoi một lần có thể đặt cái đầu nó vào trong cái lỗ duy nhất của khúc gỗ kia, một khi bị rơi vào trầm luân mãi, cũng hiếm giống như một chúng sanh được quay lại làm người, Ta thấy như vậy. Tại sao vậy? Bởi vì ở đó không có sự thực hành Pháp, không có sự thực hành Giới luật, không làm được các việc thiện, không làm được các việc phước. Ở đó chỉ có tiêu diệt nhau, và kẻ lớn tàn sát kẻ yếu.” 

Majjhima Nikaya 129.24 ( Balapandita Sutta)

(Còn tiếp)

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here