Trang chủ Vấn đề hôm nay TT Huế: Tiếp Ban Văn hóa GHPG Việt Nam về thăm và...

TT Huế: Tiếp Ban Văn hóa GHPG Việt Nam về thăm và làm việc

131
0

Đoàn do Hòa thượng Thích Trung Hậu, UVHĐTS, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN dẫn đầu cùng chư tôn đức và các cư sĩ Phật tử thành viên Ban Văn hóa Phật giáo Trung ương.

Hòa thượng Thích Giác Quang, Phó Ban Thường trực Ban Trị sự GHPG TT Huế; Hòa thượng Thích Đức Thanh, Phó Ban Trị sự; Hòa Thượng Thích Chơn Hương, Trưởng Ban Tăng sự cùng chư tôn đức trong Ban Trị sự, các Ban ngành và các đạo hữu Phật tử Ban Văn hóa GHPG Thừa Thiên Huế đã tiếp đoàn

HT. Thích Giác Quang phát biểu chào mừng

Hòa thượng Thích Giác Quang đã phát biểu chào mừng: đây là nhiệm kỳ đầu tiên Ban Văn hóa Trung ương GHPG Việt Nam có những cuộc thăm và làm việc tại các địa phương, những cuộc thăm viếng sẽ mang lại nhiều kết quả tốt, những hoạt động sát với thực tế chắc chắn sẽ được Ban Văn hóa tiếp thu và lên kế hoạch hoạt động cho nhiệm kỳ mới. Hòa thượng cũng đã nêu lên những thực trạng văn hóa Phật giáo và Dân tộc đang bị bào mòn trước nạn xâm thực của văn hóa ngoại lai. Ban Văn hóa Trung ương GHPG Việt Nam cần có kế sách cùng liên ngành với các Ban, Ngành khác của GHPG Việt Nam bàn kế hoạch, lên chiến lượt ngăn chặn và phục hồi những giá trị đạo đức văn hóa…

Hòa thượng Thích Hải Ấn, Phó Ban Trị sự, Trưởng Ban Văn hóa GHPG Thừa Thiên Huế báo cáo sơ lược quá trình hoạt động của Ban Văn hóa tỉnh nhà trong mối liên kết chặt chẻ với các Ban Ngành trực thuộc Ban Trị sự để thực hiện nhiều Phật sự văn hóa như các cuộc hội thảo, thảo luận, tổ chức tuần Văn hóa Phật giáo, nghiên cứu in ấn các công trình nghiên cứu Phật học, Văn hóa, lịch sử…

HT. Thích Hải Ấn báo cáo những hoạt động vủa Ban Văn hóa GHPG TT Huế

Đại Đức Thích Trí Năng báo cáo quá trinhg hình thành, phát triển và phương hướng hoạt động của Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế. Bản báo cáo nêu rõ các móc lịch sử hình thành và phát triển từ năm 1970 do cố Hòa thượng Thích Đức Tâm làm Giám đốc Điều hành đến năm 1975

Và kế hoạch hoạt động của Trung tâm ngày nay theo đúng chỉ đạo của Ban Trị sự tỉnh Giáo hội Phật giáo Thừa Thiên Huế gồm 5 điểm sau:

1. Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán là cầu nối giao lưu văn hoá giữa các vùng miền để tìm hiểu và giới thiệu cho nhau những đặc thù của các Trung tâm văn hoá trong cả nước.

2. Trung tâm là lối vào để giới thiệu mọi sinh hoạt văn hoá Phật giáo Huế, tìm hiểu mối tương quan mật thiết giữa văn hoá Phật giáo Huế và văn hoá Phú Xuân.

3. Trung tâm sẽ giới thiệu một cách khai quát về đặc trưng các chùa Huế, hệ thống truyền thừa của các môn phái, pháp phai, những nét kiến trúc chùa tháp, các tự khí.

4. Trung tâm đặc biệt sưu tầm các công trình dịch thuật trước tác của các bậc cao tăng thạc đức, các nội dung văn bia, đối liễn, thi phú.

5. Trung tâm sẽ còn giới thiệu nét văn hoá trong nghi lễ Phật giáo Huế và mối hổ tương giữa âm nhạc Phật giáo Huế và Nhã nhạc cung đình Huế.

Và để thực hiện đúng đường hướng hoạt động đó, Trung tâm đã khiêm tốn giới thiệu và trình bày những sinh hoạt của Phật giáo trên các lãnh vực văn học, nghệ thuật, văn hóa, lịch sử…Những sinh hoạt nầy không những mang được bản sắc Phật giáo trong cá tính dân tộc, mà còn là những sinh hoạt ảnh hưởng của Phật giáo trong cộng đồng nhân loại qua không gian và thời gian…

Tiếp theo, Hòa thượng Thích Quang Nhuận, Phó Ban Văn hóa Trung ương GHPG Việt Nam báo cáo tổng quát những Phật sự đã đạt được của Ban Văn hóa Trung ương, nêu lên những kế hoạch hoạt động sắp tới trong đó chú trọng các điểm:

– Hỗ trợ và tư vấn Ban văn hóa Phật giáo các tỉnh, thành hoàn thành “lịch sử văn hóa Phật giáo; Hành trạng chư tôn đức, hành trạng của chư vị Cư sĩ Phật tử tiêu biểu tại các địa phương”

– In ấn các sách sử Phật giáo các nước trên thế giới ( lịch sử Phật giáo thế giới)

– Sưu tập, in ấn các bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh có liên quan đến Phật giáo

– Đề nghị HĐTS GHPG Việt Nam xét duyệt, cấp chứng nhận các di tích Phật giáo

– Mở các khóa hội thảo về Hành trạng chư tôn đức Tăng Ni và Cư sĩ Phật tử

– Đề nghị các tờ báo Phật giáo (báo giấy, báo mạng) cần có giấy phép và bản trình về nội dung hoạt động gởi lên Ban Văn hóa Trung ương để nắm rõ; lên kế hoạch ngăn chặn và quản lý tình hình in ấn, phát hành kinh sách, băng đĩa tràn lan mà không có giấy phép của các cơ quan chức năng.

– Xin phép nhà nước cho thành lập nhà xuất bản Phật giáo để chủ động biên tập, xuất bản kinh sách văn hóa Phật Phật giáo trong nước và quốc tế.

– Đề nghi cho phép mở các khóa tập huấn văn hóa cho Tăng, Ni để có đủ khả năng tổ chức, điều hành các lễ hội, các sự kiện văn hóa tại địa phương.

HT. Thích Quang Nhuận báo cáo kết quả và kế hoạch Phật sự của Ban Văn hóa Trung ương GHPG Việt Nam

Hòa thượng Thích Đức Thanh, Phó Ban Trị sự GHPG TT Huế cũng đã có lời phát biểu về chuyến viếng thăm và làm việc của Ban Văn hóa Trung ương cần phải thiết thực hơn nữa về triển khai kế hoạch hoạt động và kêu gọi vận động mua các sách báo do Ban Văn hóa Trung ương phát hành để gây vốn hoạt động hơn là mang tính xã giao…

HT. Thích Đức Thanh phát biểu góp ý

Đạo hữu Châu Trong Ngô, thành viên Ban Văn hóa GHPG tỉnh TT Huế cũng có những phát biểu đóng góp rất thiết thực về thực trạng văn hóa và đạo đức tuổi trẻ ngày nay đang xuống cấp trầm trọng, Ban Văn hóa Trung ương cũng như các địa phương cần sơm có kế hoạch để cùng nhà nước chấn chỉnh…Nhất là rất cần có các cuộc hội thảo tầm Trung ương và cấp tỉnh về Văn hóa đạo đức để tìm ra nguyên nhân và góp phần chấn chỉnh những biểu hiện suy đồi đạo đức trong tuổi trẻ…

ĐH. Châu Trọng Ngô phát biểu góp ý

Đạo hữu Lê Quang Thái cũng có những đóng góp về những nét văn hóa đặc sắc của Thừa Thiên Huế, góp ý cần có 1 tờ báo của Phật giáo Thừa Thiên Huế như trước đây chư tôn đức tiền nhiệm đã làm. Và một phòng trưng bày các cổ vật di sản văn hóa Phật giáo hiện đang nằm trong các chùa Huế và trong dân giang để giới thiệu với Tăng, Ni, Phật tử và du khách, một đóng góp nữa là Huế cần mở tua du lịch tâm linh chùa Huế, bởi theo Đạo hữu thì Huế là địa phương có bề dày về văn hóa Phật giáo, mật độ chùa chiền phân bố theo hướng, theo tuyến rất thuận lợi…

ĐH. Lê Quang Thái phát biểu

Hòa thượng Thích Chơn Hương, Trưởng Ban Tăng sự GHPG tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có lời phát biểu góp ý Ban Văn hóa Trung ương cần hỗ trợ và tư vấn các Ban Văn hóa các tỉnh thành tổ chức các cuộc hội thảo chuyên ngành văn hóa Phật giáo để hướng dẫn Tăng, Ni và Phật tử biết trân quý và sống đúng theo truyền thống văn hóa Phật giáo mà chư tôn đức xưa đã dày công vun đúc.

HT. Thích Chơn Hương phát biểu

Cuối cùng Hòa thượng Thích Trung Hậu, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương GHPG Việt Nam, Trưởng đoàn đã đúc kết buổi làm việc ghi nhận toàn bộ những ý kiến đóng góp của chư tôn Hòa thượng và các vị Đạo hữu Phật tử và hứa sẽ nghiên cứu đưa vào chương trình hoạt động của Ban Văn hóa Trung ương trong thời gian sớm nhất.

HT. Thích Trung Hậu đúc kết và ghi nhận các ý kiến đóng góp

Hòa thượng đã gợi lại những lời dạy ân cần của chư tôn đức xưa về văn hóa, về lối sống đạo đức Phật giáo rất đổi giản dị gần gũi mà có sức ảnh hưởng to lớn trong đời sống của tăng, Ni và Phật tử.

Cuối cùng Hòa thượng rất cảm động khi được Ban Trị sự GHPG tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tiếp đón rất thân mật, đạo vị và cảm ơn sâu sắc những ý kiến đóng góp rất thiết thực của chư tôn Hòa thượng và quý vị cư sĩ Phật tử.

Ban Văn hóa Trung ương GHPG Việt Nam tặng quà đến Ban Trị sự GHPG TT Huế

Chụp hình lưu niệm

 N.N

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here