Tập sách gồm bản dịch đoạn trích trong sách của Amy Chua đã đăng trên báo Wall Street Journal hồi tháng 1-2011, chọn lọc một số bình luận nổ ra sau đó như bài của Ellen Galinsky đăng trên Huffington Post, bài của Lili đăng trên Beijing Review, bài của Kate Zernike đăng trên New York Times.
Bên cạnh đó là những bài về quan điểm giáo dục và cái nhìn về giáo dục Hoa Kỳ trong giai đoạn hiện nay trong một thực trạng phải đối mặt là mối giao thoa Đông – Tây.
Ảnh: L.Điền |
Điểm quan trọng của tập sách là bài phỏng vấn giáo sư Cao Huy Thuần, đề cập đến những giá trị giáo dục Phật giáo hoàn toàn có thể vận dụng cho các bà mẹ hiện nay. Chẳng hạn lắng nghe và khuyến khích người học (con cái) đặt câu hỏi tùy theo trình độ, tâm lý, hoàn cảnh, để xác lập một quan điểm giáo dục linh hoạt (không cực đoan kiểu Amy Chua).
Qua đó, mỗi người đều có thể đạt được mục đích của giáo dục là trở thành công dân tốt và thành con người tự chủ.
Quan niệm của GS Cao Huy Thuần: “Nếu con mình có một cái riêng phong phú, tại sao ép nó vay mượn cái phong phú nơi cái riêng của người khác” là một gợi mở tích cực để những bà mẹ không nhất thiết phải chọn cho mình một cách cứng nhắc và cực đoan như “mẹ hổ” để dạy con.
( Tuổi Trẻ)