Trang chủ Phật giáo khắp nơi Về thăm vùng lũ đi qua thấy thương tâm dâng trào nước...

Về thăm vùng lũ đi qua thấy thương tâm dâng trào nước mắt!

116
0

Và đúng, chỉ một ngày sau nước rút, lập tức mọi sự cảm thông chia sẻ sâu sắc nhất của người dân trong mọi miền đất nước đã đổ dồn về vùng lũ. Chúng tôi, đoàn từ thiện của THPG  Thừa Thiên Huế là một trong những đoàn đến với bà con rất sớm. Càng vui hơn khi đi trên đường thấy có rất nhiều đoàn xe của nhiều tổ chức xã hội, và nhất là nhiều đoàn xe có dán cờ Phật giáo từ Bắc vào, Nam ra có treo băng crôn “cứu trợ đồng bào miền trung”, “chia sẻ tình thương với đồng bào lũ lụt”…mà phất phới mừng cho bà con vùng lũ.

mientrung-2.gif

Tan nát sau lũ tại Quảng Trạch (Quảng Bình)

mientrung-3.gif

Một ngôi nhà đã bị sập hoàn toàn tại Sơn Bằng (Hà Tĩnh)

mientrung-4.gif

Chị Hoa và các con tại mái lều tạm bợ

mientruing-5.gif

Anh Lâm ở Sơn Bình trước cảnh tan nát của ngôi nhà mà mình đã sống

NƠI CƠN LŨ ĐI QUA

Khi chúng tôi đến, các vùng lũ nước đã rút gần như hoàn toàn, ruộng vườn, đường xá chỉ còn lại dấu vết bùn bám trên lá, trên tường nhà và bốc lên một mùi hôi hăng hắc. Mọi người đang tất bật khắc phục lũ lụt; các quán sửa chữa ô tô, xe máy sắp đầy những xe hơi, xe gắn máy hỏng. Trên các hàng dậu, áo quần chăn màng người dân đem ra phơi như ngày hội. Hai bên lề đường và trong sân nhà dân, củi mục, gỗ to gỗ nhỏ chất thành từng đống cao, thi thoảng một vài ngôi nhà xiêu vẹo, có cái thì sập chỉ còn trơ lại cái nền…cảnh vật còn rất ngổn ngang.

Trên nét mặt của mọi người dân biểu hiện những sự chán chường, mệt mõi. Bác Hoài, một nông dân năm nay đã hơn 60 tuổi ở xã Quảng Tân (Quảng Bình) cho chúng tôi biết “làng nầy chết thì không có ai chết, nhưng mà tan nát hết cả rồi, quý vị thấy đó, còn chi mô, nhà cửa, lúa gạo ướt sạch, bốc mùi hôi thối hết cả rồi, còn chi mà ăn”.

mientrung-6.gif

Nơi đây đang cần những tấm lòng của mọi người trợ giúp

mientrung-8.gif

mientrung-9.gif

mientrung-10.gif

Trong những căn nhà lụp sụp, đơn sơ, tạm bợ giờ đã không còn nguyên vẹn, cái thì xiêu ngã ngược cái thì sập ngã xuôi, nhiều người đang chèn chống lại nhưng cứ chống cái nầy thì cái kia sập, ai nấy đều đã mệt lả người. Nhiều bà con nói như than với trời "lụt lội kiểu chi lạ, vừa rút ra, chưa hoàn hồn thì nước lại ập vô, hết sức chịu đựng rồi”. Anh Lâm ở xã Sơn Bình (Hà Tĩnh) trong bộ dạng buồn rười rượi vừa dẫn chúng tôi đi thăm những ngôi nhà sập và siêu vẹo vừa nói trổng “Hết lụt rồi, nước rút hết rồi, nỗi lo người chết và mất tích đã qua rồi nhưng trời cũng đã “rút” hết sức lực của bà con rồi, chừ thì còn lại sự tan nát như ri đây”. Nghe bà con “kể chuyện lũ lụt” ai cũng rươm rướm nước mắt mà thấy nao lòng…

Các huyện Hương Sơn, Hương Khê, là những huyện của tỉnh Hà Tĩnh được xem là "rốn" của cơn lũ lịch sử vừa qua, đời sống của người dân từ già cho đến trẻ em, ai ai cũng trông mệt lả người. Mọi người chưa hết bàng hoàng kể lại: khi dòng nước lũ ấp đến, khắp nơi trong làng ngõ xóm tiếng kêu cứu của dân làng cùng với tiếng gia xúc, gia cầm và tiếng nước chảy lùa trôi cây cối, nhà cửa rất rợn người.  

Chúng tôi được bà con dẫn đến một khu vườn chuối đã nằm rạp sát đất, nhìn quanh chẳng thấy nhà cửa đâu, chỉ có một túp lều che bằng tấm bạt xanh, trống toênh, chị Hoa và các con ngồi nhìn chúng tôi buồn rười rượi mà không nói nổi một lời chào. Nhà cửa chị đã nát tan, sạch trơn chẳng còn gì để ăn, các con đang học thì sách vỡ cũng đã trôi hết rồi, chị nghẹn ngào nói với chúng tôi “một đời phấn đấu đấy thầy, giờ thế nầy đây" nói xong chị chụi chụi nước mắt…

CẦN LẮM TÌNH THƯƠNG

Thường ngày thì một hai gói mì tôm có thấm vao đâu, thế nhưng trong khi biển nước mênh mông, trong những ngôi nhà, những mái ngói được tháo đi vài tấm để làm cửa liên lạc với bên ngoài, khi chúng tôi cập thuyền đến và đôi vào hai gói mì tôm thôi thế nhưng bà con mừng ríu rít, các cháu nhỏ mừng đến chảy nước mắt, vì đã gần 2 ngày không có cái chi cho vào bụng, bọn chúng đói lã người. Anh chủ tịch xã Quảng Tân kể chuyện tình người trong lũ lụt với chúng tôi mà vẫn còn đượm nét buồn.

Cụ Thiện, ở xã Sơn Bình (Hương Sơn) cho chúng tôi biết, “chừ thì hết lụt rồi, phải tập trung sức lực khắc phục thôi, nhưng nhà cửa trôi, sập thì từ từ che chắn ở tạm còn cái đói thì đangrất cấp thiết, bà con ở đây đã bị trôi hết rồi, các đoàn đến cho đồng bào con gạo, mì, chăn màn là mừng hơn chi hết, thiết thực hơn hết".

Và khi chúng tôi thông báo đang có rất nhiều đoàn từ thiện của các tổ chức xã hội, của các tôn giáo và nhất là Phật giáo đang trên đường về với bà con. Trước mắt đoàn Phật giáo Thừa Thiên Huế sẽ tặng bà con mỗi người mỗi phần quà gồm 1 cái chăn, mấy bộ áo quần, 1 thùng mì ăn liền và 100.000đ thì có nhiều bà con vui mừng lắm. Các cụ các bà tay run run nhận những phần quà từ quý Ni trưởng, Ni sư…mà mắt như ngấn lệ, hồn nhiên nói "đồng bào cám ơn nhiều lắm và đồng bào cần lắm những tấm lòng của các nhà hảo tâm, các đoàn từ thiện…".

Với tâm niệm có thì cho nhiều, không thì cho ít, và thậm chí chỉ cần đến với bà con thôi, hỏi thăm động viên bà con sau khi cơn lũ cũng đã thấy bà con mừng lắm. Bởi hơn khi nào hết, tình nhân ái đang rất cần cho bà con nơi vùng lũ lụt. “Hãy về với bà con, thương bà con với” cụ Ba tại xã Hương Trà (Hà Tĩnh) nói vọng theo khi đoàn xe của chúng tôi lăn bánh trở vào Huế… 

 TN. (GNO)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here