Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Âm nhạc Phật giáo có tác dụng hữu hiệu trong việc chuyển...

Âm nhạc Phật giáo có tác dụng hữu hiệu trong việc chuyển tải tư tưởng Phật đà

185
0

Từ phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, một luồng gió mới đã thổi vào đời sống tinh thần của người Phật tử, trong đó phương châm “đưa đạo vào đời, hòa nhập xã hội” có tác dụng như một gợi ý cho các nhạc sĩ tham gia sáng tác âm nhạc Phật giáo. Có những sáng tác không hẳn thuần túy tính chất đạo ca nhưng lại thể hiện độc đáo pháp vị trong giai điệu, ca từ của bài nhạc. Điều này nói lên pháp âm của Phật giáo rất linh hoạt, sáng tạo, mang đậm vẻ đẹp nghệ thuật.

Theo thống kê riêng của chúng tôi, từ thập kỉ 1940 cho đến nay. Số nhạc sĩ sáng tác theo khuynh hướng ngợi ca Tam Bảo, truyền hứng về cái hay, cái đẹp của chân lí Phật Đà là khoảng trên 100. * BỬU BÁC (tác phẩm: Trầm hương đốt) * THÂM OÁNH (Sáng niềm tin – Thích Ca Mâu Ni Phật) * NGUYỄN HỮU BA (Ngũ đối) * HOÀNG QUÝ (Chùa Hương) * LÊ CAO PHAN (Phật giáo Việt Nam – Lòng hiếu chim Oanh Vũ – Lửa dũng) * ĐỖ KIM BẢNG (Mục Kiền Liên) * DƯƠNG XUÂN DƯỠNG (Sám Hối – Kính mến thầy) * HẰNG VANG Nguyễn Đình Vang (Ánh Đạo Vàng – Trường ca Phật tử – Ca kịch khai nguồn sáng) * DƯƠNG XUÂN NHƠN (Hồ sen thắm) * DƯƠNG THIÊN HIỀN (Em đến chùa – Một ngày qua, thơ Huyền Không) * LÊ MỘNG NGUYÊN (Ngày Khánh đản – Đêm thành Đạo) * MẠNH CƯƠNG (Nguyện cầu – Đêm Khánh đản) * NGUYÊN THÔNG – Văn Giảng (Đời sáng Đức Phật, Từ Đàm quê hương tôi – lời: Lê Văn Dũng) * HOÀNG CA (Xuất gia – Dòng  Anôma) * MẠNH BÍCH (Mười phương hoa nở) * ĐOAN THANH (Mừng Phật Đản) * BỬU ẤN (Ngưỡng vọng Phật Đài – Những bước chân hồng ngọc – Kinh nhạc) * PHAN THANH NGUYỀN * THANH HOÀI (Vọng Vu Lan – Quay về bờ giác) * THIỆN HOÀI (Hoa từ bi) * VÕ THIỆN HẢI (Tươi) * PHẠM THẾ MỸ (Trường ca lửa thiêng – Bông hồng cài áo – Thơ Nhất Hạnh) * TRẦN TÂM HÒA (Dịp vui Khánh đản – Mùa vui Vu Lan) * TRỰC TÂM Nguyễn Văn Hội (Sám hối – Chân nguyên) * ANH LẠC Nguyễn Đình Luyện (Mây loạn) * NGÔ MẠNH THU (Trường ca lửa –  Dòng sông trăng) * HOÀNG TRANG (Tiếng vọng Thiền môn- Lâm Tỳ Ni) * TRẦN NHẬT THÀNH (Tôi yêu màu lam- Về dưới Phật đài) * TRƯỜNG KHÁNH (Tâm sự những người cài hoa trắng – Hương Từ lan xa) * PHẠM HỒNG DIỀN (Mừng Phật đản) * NGUYÊN TỪ * NHƯ VINH (Lạy Phật con về – Hội Vu Lan) * NGUYÊN ĐÀM * NGUYÊN DIỆU * HIẾU NGHĨA (Đón mừng ánh đạo – Nhớ mái chùa xưa) * TRƯỜNG LONG (Quả tim Bồ Tát) * NGỌC KỲ (Hồn lửa thiêng) * Y MAI * ĐẶNG LÊ NGUYỄN (Mừng ngày Phật đản) * MINH KIM (Mừng Vu Lan – Đêm Xuất gia) * NGUYỄN HIỀN (Em là vì sao sáng – Xuân từ bi) * LÊ HOÀNG LONG (Quân nhân Phật tử hành khúc) * LÊ MỘNG BẢO (Dâng hoa) * TÂM TÍNH (Đi theo Ánh đạo) * XUÂN LAN (Ánh sáng Ưu Đàm) * VŨ NGỌC TRINH (Đường về Bến Giác) * PHẠM DUY (10 bài đạo ca – Thơ Phạm Thiên Chư) * NGUYỄN ĐỨC BÌNH (Đệ tử kết đoàn) * TRẦN VĂN TOÀN (Ngày đản sanh) * LÊ HOÀNG CHUNG (Cầu nguyện) * HOÀNG SONG NHI (Sám hối nguyện cầu) * NHẬT LỆ (Ánh đạo huy hoàng) * ĐỖ THU (Dòng Anoma) * HOÀNG TRỌNG * ĐỖ ĐÌNH PHƯƠNG (Mừng ngày Phật đản) * NGUYỄN HIỆP (Tiếng hát nhân gian Tịnh Độ – Đạo ca nhập diệt) * TRUNG CHÁNH (Niềm vui Chánh tịnh – Thành đạo) * PHƯỢNG VŨ (Quy ngưỡng) * NHẬT NAM (Nguyện cầu) * TRÚC LINH (Dâng hoa) * PHAN ĐỨC AN (Vô ưu Lâm Tỳ Ny – Tình lam kết đoàn) * GIÁC AN (Nhờ thầy – Niệm Phật) * VĂN NHO (Trong nắng Thuyền Tôn – Chiều Ngũ Hành Sơn) * DIỆU NHƯ TĂNG TỐ  * DIỆU NHƯ TĂNG DŨNG (Phổ nhạc kinh Pháp cú của hòa thượng Thích Minh Châu) * ĐỨC QUẢNG (Dâng lục cúng) * UY THI CA (Tiếng chuông từ bi – Xuân Thiền, thơ Trần Quê Hương) * TÔN THẤT LAN (Hạnh phúc đơn sơ – Tự mình thắp đuốc – thơ Bùi Bích Tâm) * NGUYỄN CƯỜNG (Dưới đài sen) * MINH HIỀN (Hành khúc pháp võ) * CHÁNH KIẾN (Thiên nhiên ca) * MINH TRÍ (Non nước hôm nay) * THÁI THÀNH CHUNG (Về Bến Giác) * NGUYÊN TRUYỀN (Hương đức hạnh những bài GĐPT) * PHẠM CÔNG TOÀN (Lạy mẹ Quan Âm) * ĐỨC THÀNH (Bên bờ suối vô vị) * NGUYÊN VĂN THẮNG (Đại hồng chung – Việt Nam ngời ánh đạo quang) *HỒ VĂN THÀNH (Mẹ thanh thoát) * TỪ ÂM (Đường về Thường Chiếu) * TRÚC XANH (Con đường tâm thể – Hương xưa Lí Trần) * NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG * HỒNG PHÚC (Mẹ hiền về giữa mùa xuân) * CHÚC LINH (Đức Khiêm Từ – Mẹ từ bi) * VÕ TÁN THÂN (Bồ Đề Đạt Ma – Đảnh lễ mười phương) * ĐẶNG CÔNG NINH (Dáng chùa xưa – Từng giọt Ma ni, thơ Thông Bửu) * CHÂN QUANG (Tôn kính Phật – Nhớ về Cha) * VIÊN NHƯ (Dâng hương sớm tối – Chúa tôi) * BẢO PHÚC (Đêm kinh cầu) * KHÔNG TOÀN (Điềm lành) * LÊ KHẮC THANH TOÀN (Một đời an vui – Xuân về nhớ Cha) * NGUYỄN HẢI * HÀ LAN PHƯƠNG (Thăm chùa cũ – Chiều quê, thơ Tuệ Kiên) * DUY THANH (Vui họp đoàn) * HƯNG VIỆT (Về với đạo tràng – Dễ như thau nước tròn xinh, thơ Thông Bửu) * QUÝ LUÂN (Xuân Di Lặc)  *NGUYÊN HOÀNG * NGUYÊN MÃN (Hướng thiện – Hoa nở trong tâm – Trăng rằm trung thu) * PHẠM VĂN SƠN (Cho lòng an nhiên – Theo mẹ đi lễ chùa) * VŨ NGỌC TOẢN (Tiếng niệm Di Đà, thơ Chân Tình) * TÂM NIỆM (Nỗi lòng người cài hoa trắng) * NGUYÊN PHƯƠNG (Sắc xuân) * THANH TIỆP (Cả trời vàng trăng,thơ Thông Bửu) * NGÔ ĐÌNH LONG (Năm Pháp Nhẫn, thơ Thông Bửu) * NGUYỄN BÍNH (Nữ hoàng, thơ Thông Bửu) *  HOÀNG PHI TÂM (Mãn tình ca) * VINH CĂN (Hỏi tôi, thơ Kiều Nguyên Tá – Trong cõi vô thường, thơ Thanh Phong) * HOÀNG VIỆT KHANH (Thở đi con) * QUỲNH HOA (Mang hạnh nguyện từ đó ta đi – thơ Mặc Giang) * PHI VĂN VĨNH – TP. Hồ Chí Minh * TÔN THẤT VIỄN BÀO – TP. Huế và một số giảng viên Nhạc viện Huế phổ nhạc, sáng tác ca khúc Phật giáo. Một số huynh trưởng gia đình Phật tử các tỉnh Đà Lạt, Phan Rang, Nha Trang… sáng tác nhạc thanh, thiếu niên Gia đình Phật tử “NHẤT TÚY”. Nhạc sĩ tôn giáo bạn phổ nhạc những bài thơ của Sa Môn Thông Bửu(Lửa tim – Ngọt sông quê hiền) – Riêng những nhạc sĩ “Y VÂN (Tác phẩm Lòng mẹ)” DƯƠNG THIỆU TƯỚC (Ơn nghĩa sinh thành) * TRỊNH CÔNG SƠN (Một cõi đi về) * PHAN HUỲNH ĐIỂU (Chùa  Hương em đi chưa) * CHUNG ĐỨC (Em đi chùa Hương) * PHÓ ĐỨC PHƯƠNG (Trên đỉnh Phù Vân) * ĐỖ MỸ DUNG (Trôi – Vô Ưu) … Là những trường hợp đặc biệt, không thể xếp vào khuynh hướng sáng tác Phật nhạc thuần túy, tuy nhiên âm hưởng nhạc và ca từ của họ rất gần gũi với nhà Thiền, đã được đa số Tăng ni Phật tử mến mộ.

ÂM NHẠC PHẬT GIÁO không chỉ biết đến với màu sắc của nhạc lễ. Từ lâu, ý tưởng đưa âm nhạc Phật giáo vào các sinh hoạt thường ngày như sinh nhật, thành hôn, mừng thọ,… đã được giới sáng tác chú ý. Đây là một hướng đi phù hợp với đời sống hiện đại, thể hiện việc cảm thụ âm nhạc. Đối với tôi, với một ca khúc Phật giáo hay phải hội đủ các yếu tố: Điệu nhạc trầm bổng, linh hoạt, thanh thoát, có hướng vươn lên, lời ca tỏ bày tình cảm trong sáng, nói lên hạnh nguyện Bồ Tát toát ý Đại thừa, chủ đề phong phú.

Tôi ước nguyện cầu mong Giáo hội, Chư tôn các đức Tăng Ni và quý vị Thiện tri thức quan tâm giúp đỡ, trợ duyên tạo phương tiện phát triển âm nhạc Phật giáo, qua việc xuất bản các tuyển tập, sản xuất băng, đĩa Audio, Video, CD, VCD đạt “tiêu chuẩn chất lượng”. Sưu tầm những tác phẩm hay tốt để “bảo tồn” thực hiện đồng thời với việc giới thiệu các tác phẩm mới.

Sáu mươi năm, có nhiều nhạc sĩ Phật tử chuyên tâm sáng tác các thể loại âm nhạc Phật giáo, hàng ngàn tác phẩm tôn kính Tam Bảo – thể hiện tình người hướng thiện, vị tha – Ca ngợi quê hương, xiễn dương chánh pháp.

ÂM NHẠC PHẬT GIÁO CÓ TÁC DỤNG HỮU HIỆU TRONG VIỆC GÓP PHẦN CHUYỂN TẢI TƯ TƯỞNG GIÁO LÝ PHẬT ĐÀ, và có thể nói là phương tiện tối ưu, nên mỗi người con Phật chúng ta cần chung tay vun xới cho “Vườn hoa Âm nhạc Phật giáo” phát triển tốt tươi.

NS. H.V
 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here