Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Gương Hiếu Hạnh

Gương Hiếu Hạnh

102
0

Từ những ý nghĩ và hành động báo hiếu đó sẽ đưa đến kết quả tốt đẹp cho những người con hiếu thảo. Vì thế, ngày Vu Lan cũng là dịp để chúng ta thẻ hiện tinh thần và đạo hiếu của người con trong gia đình đối với cha mẹ, huyết thống tổ tiên và những người thân dù hiện còn hay đã quá vãng, nhác nhở mọi người hướng đén một đời sống đạo đức tốt đẹp, sống có ý nghĩa.                  

Nếu như  ở phương Tây, họ có một ngày lễ dành cho mẹ, một ngày lễ dành cho cha để con cái thể  hiện tình cảm đối với cha mẹ; thì ở phương Đông chúng ta, đặc biệt trong Phật giáo có nguyên một tháng hay gọi là Mùa Báo Hiếu, để những người con Phật trả ơn cho cha mẹ bằng thể hiện tình cảm, sự kính mến, yêu thương của mình.

Nhờ  có cha mẹ chúng ta mới có mặt trên đời, cha mẹ là những người đã tạo ra hình hài, nuôi dưỡng, dạy dỗ và dẫn dắt cho ta đi vào cuộc  đời. Vì thế Đức Phật đã day:

“Nếu chúng sanh nào gặp thời không thấy Phật, thì hãy xem Cha mẹ như Phật, gần gũi Cha mẹ như gần gũi Phật, tôn thờ Cha mẹ như tôn thờ Phật, vâng lời Cha mẹ như vâng lời Phật, như vậy mới gọi là hiếu” (Kinh Hiếu Tử).

Tấm gương Hiếu Hạnh của tiền thân Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Buddha Sakyamuni) muôn đời bất diệt phản chiếu sáng ngời cho nhân loại từ nghìn xưa cho đến mãi về sau.

Thuở  tiền sanh, Đức Phật rất nặng lòng hiếu đạo và xem như một công hạnh tiên quyết trong Đạo làm người và Đạo Thánh hiền. Ngài không từ chối bất cứ một hy sinh nào, miễn cha mẹ được sống còn và mạnh giỏi, dù phải móc mắt làm thuốc, moi tim thế mạng hoặc từ bỏ ngai vàng đế nghiệp để được sớm hôm phụng dưỡng mẹ cha, và đến kiếp cuối cùng mặc dầu Ngài đã thành một vị Phật nhưng đến lúc vua cha Tịnh Phạn (Sudhodana) băng hà Ngài đã trở về hoàng cung để hướng dẫn hoàng gia lo việc tang lễ, tẩm liện, hỏa tán và cầu nguyện cho phụ thân…,Tôn giả Đại Mục Kiền Liên cứu mẹ thoát khỏi khổ hình trong chốn địa ngục là một tấm gương hiếu hạnh lưu danh muôn đời cho hàng đệ tử  của Phật.

Thiền sư Shoun Nhật Bản thuộc phái Soto, khi Thân phụ qua đời Ngài còn là một thiền sinh và phải chăm sóc mẹ già, bất cứ đi đâu Shoun cũng dắt mẹ theo, nên Shoun không thể ở chung với các Thiền sư khác. Vì tỏ lòng hiếu kính đối với mẹ, Thiền sư đã dựng một ngôi thảo am nhỏ để ở và chăm sóc mẹ già. Hằng ngày, Thiền sư chép kinh điển và những bài kệ để kiếm tiền sinh sống, nuôi dưỡng mẹ già…, và còn có rất nhiều tấm gương hiếu hạnh khác mà chúng ta cần phải noi theo.

Và  đây xin chúng ta sẽ thấy về hình ảnh một người đàn ông Ấn Độ đã thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ của mình đúng như lời dạy của Đức Phật trong Kinh Báo Ân Phụ Mẫu:

“Ví như có người vai trái cõng cha và vai mặt mangmẹ cũng chưa đền đáp được thâm ân của Cha mẹ” 

“Anh Sanjay Kumar, 42 tuổi được dân làng ngưỡng mộ kể từ khi bắt đầu hành trình "Kanwar" – gánh cha và mẹ trên vai, băng qua quãng đường 216 km tới nhà mình ở khu Seelampur, thủ đô Delhi, Ấn Độ.

 

Ảnh: Hindustan Times.

Người thợ điện này cho biết cha mẹ như là "thần" đối với anh, và anh tình nguyện cống hiến cuộc đời còn lại phục vụ họ. "Rất nhiều bạn trẻ không hiểu được ý nghĩa của cha mẹ trong cuộc đời. Tôi gánh cha mẹ trên vai để tỏ lòng kính trọng với họ vì họ đã đem tôi đến với thế giới này. Họ là Thần của tôi", Kumar nói với tờ Hindustan Times.

Ông Lala Ram 95 tuổi và bà vợ 80 tuổi rất cảm kích tấm lòng của con trai vì anh đã giúp họ thực hiện ước nguyện được tắm nước thánh sông Hằng ở Haridwar, bang Uttar Pradesh, sau đó còn cõng họ về nhà ở thủ đô Delhi.

Kumar bị ấn tượng bởi câu chuyện thời thơ ấu do bà nội kể lại. "Nó khiến chúng tôi

ngạc nhiên khi nói về kế hoạch sẽ gánh cha mẹ trên vai của mình. Chúng tôi cố gắng khuyên con không nên làm nhiệm vụ khó khăn đó, nhưng nó rất cương quyết và quỳ xuống xin phép", mẹ anh tâm sự.

Bất chấp trời mưa to, đường sá nham nhở, bị sưng và trợt ở cổ, vai, Kumar vẫn vượt qua quãng đường khoảng 25-30 km mỗi ngày khi gánh cùng lúc cả cha lẫn mẹ trên vai, nặng khoảng 115 kg.

"Họ chỉ ngừng lại để ăn uống – những bữa ăn đã được dân làng ủng hộ và chuẩn bị sẵn.

Cứ sau mỗi bữa ăn, cả nhà lại dừng ở bên đường, rửa ráy và tiếp tục hành trình đến Delhi. Mỗi lần dừng lại, Kumar đều quỳ chạm vào chân cha mẹ và nhận lời chúc phúc của họ.

Hàng ngàn người dân đã đến để nhận lời chúc phúc của cha mẹ Kumar khi câu chuyện của họ lan đi nhanh chóng từ làng này đến làng khác.

                                                             Theo Hindustan Times.

Ngày Vu Lan báo hiếu về gợi chúng ta nhớ về sự tri ân và báo ân, ý thức những mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ, để rồi đối với mỗi tâm niệm, hành động xảy ra trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thể hiện sự báo hiếu đối với ân đức cha mẹ bằng nhiều cách, sống phù hợp đạo lý uống nước nhớ nguồn, và thể hiện cung cách ứng xử theo tinh thần báo hiếu của Phật giáo và trong truyền thống văn hóa Việt nam.

Trong 14 điều dạy của Phật có câu “Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu.”

Ngày lễ Vu Lan được thể hiện qua lòng biết ơn công lao sanh thành dưỡng dục của cha mẹ, phương pháp báo đáp công ơn đó và đó cũng là nhân quả tất yếu của Đạo hiếu.

Cha già là Phật Thích Ca
Mẹ già như thể Phật Bà Quan Âm
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lên chùa lễ Phật đền ơn sanh thành.

Cầu chúc tất cả những ai diễm phúc còn cha mẹ một mùa Vu lan đầy hiếu hạnh.

Cầu nguyện tất cả Cha mẹ đã quá vãng được siêu sanh về Cõi nước an lạc.

Múa Vu Lan
PL. 2554-2010
T.N.L.C

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here