Đến dự có HT. Thích Thanh Sam – Phó Pháp chủ HĐCM; HT. Thích Đức Nghiệp – Phó Thư ký HĐCM; HT. Thích Thiện Nhơn – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS; HT. Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Kinh tế – Tài chính T.Ư; TT. Thích Thanh Nhiễu – Phó Chủ tịch HĐTS; TT. Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Trị sự Thành hội PG Hà Nội; TT. Thích Gia Quang – Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng I TƯGH; TT. Thích Thanh Duệ – Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội; cùng chư tôn đức HĐTS TWGHPGVN , đại diện các BTS tỉnh thành hội Phật giáo trong cả nước.
Tới tham dự có GS. Vũ Khiêu; GS. Nguyễn Hồng Dương – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo; PGS TS Đặng Văn Bài , ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bảo Sơn; ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ… cùng khoảng 300 đại biểu, giáo sư, tiến sĩ, học giả, các nhà nghiên cứu Phật giáo.
Với tổng số gần 100 bài tham luận mà Ban Tổ chức nhận được từ các học giả, khẳng định sự quan tâm của các Giáo Sư ,tiến sĩ , nhà nghiên cứu, đối với Phật giáo rất sâu sắc, Hội thảo tập trung vào 4 Chủ đề:
– Phật giáo Đại Việt thời Lý – kế thừa, hội tụ và phát triển;
– Tinh hoa Phật giáo thời Lý qua các mặt văn hóa, chính trị và các nhân vật Phật giáo
– Mối quan hệ Tam giáo trong thời Lý và bài học đối với thời đại Hồ Chí Minh ngày nay;
– Phát huy giá trị di sản văn hóa thời Lý ở Hà Nội và cả nước.
Hội thảo đã được nghe các bài tham luận của Chư tôn Đức GHPGVN ,HT Thích Đức Nghiệp với tham luận Kinh đô Thăng Long nhà Lý và Phật giáo, HT Thích Thiện Nhơn với tham luận Phật giáo thời Lý và 1000 năm Thăng Long -Hà Nội, TT Thích Quảng Tùng với tham luận Văn hóa thời Lý , TT Thích Gia Quang với tham luận Tinh hoa Phật giáo thời lý qua văn hóa chính trị và các nhân vật Phật giáo ,TT Thích Đồng Bổn với đề tài Đóng góp thêm các bản dịch mới về bài kệ của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, Cư sĩ Võ Văn tường giới thiệu ANBUM ảnh các ngôi chùa cổ thời Lý, Cư sĩ Quảng Chiêm giớ thiệu những nét phác thảo ban đầu về âm nhạc Phật giáo Việt nam và Hà Nội.
Đặc biệt có 2 vị học giả nước ngoài có tham luận được trình bày là Đại tăng chính Đại lão Hòa thượng Yoshimizu Daichi (Kiết Thùy Đại Trí) với chủ đề Cuộc đới và sự hoằng hóa của Pháp thiên thượng nhân và trào lưu của văn hóa Phật giáo của Vua Lý Công Uẩn và TS. Onishi Kazuhiko – Nhật tóm tắt tham luận Tam giáo thời Lý Việt nam qua lễ tết trung nguyên.
Hội thảo đã khẳng định: Phật giáo thời Lý mang những nét đặc sắc trong di sản văn hóa Việt Nam, và là một trong những nhân tố tinh thần quan trọng nhất của thời đại khai phóng và phát triển quốc gia Đại Việt độc lập.
Phật giáo thời Lý cũng mở đầu cho quá trình xây dựng một nền Phật giáo Việt Nam đích thực, phát huy truyền thống của Phật giáo dân tộc truyền thống: nhập thế và lý tưởng Bồ Tát. Phật giáo thời Lý đã sản sinh ra những vĩ nhân, tiêu biểu là Đại sư Vạn Hạnh – kiến trúc sư của triều Lý và đức vua Lý Thái Tổ – người khai sáng Thăng Long – Hà Nội.
Việc nghiên cứu và đánh giá đóng góp của Phật giáo thời Lý cũng khẳng định trí tuệ và tầm vóc của Việt Nam trong thời đại mới. Những thành tựu đó là tinh hoa của các bậc tiền nhân, làm phong phú cho truyền thống Thăng Long nghìn năm tuổi.
Theo Phattuvietnam.net