Trang chủ Phật giáo khắp nơi Cần một không gian quê như thế ngay trong lòng đô thị

Cần một không gian quê như thế ngay trong lòng đô thị

122
0

Mùa Phật Đản năm nay, Giáo Hội Phật Giáo Tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo mở không gian quê cho ẩm thực chay, được sự cho phép của các cấp chính quyền, Tiểu Ban đã triển khai một không gian quê hết sức đặc biệt ở trên đoạn đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu. Chúng tôi nhận thấy đây là một mô hình rất hài hoà giữa không gian đô thị và cần nhân rộng một cách cố định trên địa bàn thành phố, thậm chí của cả những đô thị lớn trong nước, để có cái nhìn cấp thiết hơn trong giai đoạn đô thị hoá hiện nay, giới thiệu du khách và thực khách một nét đẹp văn hoá tao nhã của tỉnh nhà.

Khi kinh tế phát triển, đô thị hoá là chuyện phải diễn ra, thành phố mở rộng nâng tầm, không phải là chuyện của thế kỉ này mà thế kỉ nào cũng có, thậm chí cả ở những thế kỉ thời cổ đại, nhưng để có một đô thị nghiêm túc thì cần  phải có thời gian và định hướng phát triển hài hoà bền vững, cần có không gian quê ngay trong lòng đô thị. 
 

Sự va chạm giữa thành phố và nông thôn tạo thành một khe hở rất lớn. Trong đó đại đa số ngành liên quan đến môi trường cảnh quan, thiên nhiên, kể cả tư tưởng con người tạo thành một mối lo ngại thật sự. Những dự án treo và ngâm lâu tạo thành một mối bức xúc của cư dân nằm trong vùng quy hoạch. Những con đường đi qua đồng ruộng là một nỗi ám ảnh của người miền quê với tiếng ồn và ô nhiễm mà họ là người bị tổn thương rất lớn về cả cuộc sống lẫn tinh thần. Vì vậy đô thị hoá cần phải hướng đến một tiến trình cho một tương lai bền vững cho các khu đô thị mới.

Khi đô thị đặt lên trên những vùng miền ngoại ô, người nông dân không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy nhà cao tầng bê tông cốt sắt ngạo nghễ trên ruộng vườn mà bao đời này họ sinh sống. Ban đầu họ thưởng thức sự sang trọng và hiện đại, tiện nghi và hưởng thụ bằng chính trợ cấp và đền bù, nhưng sau đó thì họ không có công ăn việc làm, đất đai trồng trọt thu hẹp. Điều gì sẽ đến với họ?

Bên cạnh đó, đô thị hoá can thiệp rất lớn đến môi trường sinh thái và tâm lí sống của người dân thay đổi, gia tăng khoảng cách giao thông và có tác động xấu đến sự phân hoá xã hội do không đồng đều về mặt kinh tế và nhận thức của người địa phương và người mới đến. Tuy nhiên đô thị hoá là một quá trình tất yếu của một đất nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, trình độ văn hoá nâng cao, giáo dục được phổ cập và y tế tiến bộ.

Vì thế trong quá đình mở rộng đô thị và nâng tầm khu vực thì liên quan đến vấn đề đô thị hoá và tốc độ đô thị hoá, cho nên nhà chức trách cần có định hướng để phát triển bền vững lâu dài, hạn chế các mặt tiêu cực xảy ra, gìn giữ bản sắc văn hoá và kiến trúc truyền thống, đảm bảo cuộc sống cho người dân, phù hợp với cảnh quan đô thị.

Đô thị hoá quá nhanh đang ảnh hưởng đến sự suy thoái đạo đức xã hội, mất cân bằng sinh thái và kinh tế, thất nghiệp và tệ nạn. Ở nước ta, “quá trình đô thị hoá cũng tuân theo quy luật của thế giới. Năm 1990, cả nước mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã tăng lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tỷ lệ dân số đô thị hiện nay dưới 40%, theo quy hoạch phát triển đến năm 2010, tỷ lệ đó sẽ đạt 56-60%, đến năm 2020 là 80%. Tác động của đô thị hoá, công nghiệp hoá gây ô nhiễm môi trường không những trong đất liền mà còn tác động mạnh tới môi trường ven biển.” (Theo http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2005/06/3B9DEE15)

Phát triển đô thị ảnh hưởng rất lớn đến ô nhiễm đất đai, mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm nguồn nước và đời sống của người dân bị đão lộn. Có lẽ hiện nay và tương lai, cho dù văn minh hiện đại đến đâu nhưng yếu tố truyền thống của nông thôn và nông nghiệp vẫn đóng một vai trò rất quan trọng.

Phật giáo luôn đề cao giá trị môi trường sinh thái, coi yếu tố con người với thiên nhiên là một, yếu tố con người không thể thiếu yếu tố môi sinh và ngược lại. Giáo lí Duyên Sinh và Nhân Quả của Phật giáo đã cho chúng ta một cái nhìn đúng đắn về hành vi của mình, nếu chúng ta vì tham lam ích kỉ mà phá hoại môi trường sinh thái thì hậu quả bão bụi, mưa đá, sói mòn, lụt lội, hâm nóng toàn cầu, động đất, núi lửa, sóng thần…sẽ đến với chúng ta.

Khi một chuyên gia môi trường hỏi một Thiền sư làm gì để bảo vệ môi trường hiện nay mà mọi người đang quan tâm, Thiền sư ôn tồn bảo rằng, chúng tôi ngồi xuống và quán sát hơi thở, khi chúng tôi thở ra không kèm theo tâm niệm xấu ác thải ra môi trường; cũng như thế, khi chúng tôi hít vào, chúng tôi không kèm theo tâm niệm xấu ác.

Chùm Ảnh Không Gian Quê Ẩm Thực Chay Mùa Phật Đản PL.2554

HTT

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here