Trang chủ Tài liệu - Thư viện - Phim Phật giáo Lưu trử Những đóng góp của Đạo Phật cho Dân tộc dưới triều Lý...

Những đóng góp của Đạo Phật cho Dân tộc dưới triều Lý (1010 – 1225) Kỳ 5: Về kinh tế an sinh xã hội, giáo dục và thi cử

238
0

Về an sin xã hội

1. Nông Nghiệp  

Chính sách ruộng đất dưới thời nhà Lý chia làm 3 loại: ruộng công (hay công điền), ruộng phong cấp, ruộng quốc khố. Nhưng, trên mặt pháp lý, tất cả ruộng đất đều thuộc quyền của nhà vua quản trị. Tục ngữ có câu: Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt" đó là sự phản ảnh hiện có trong ký ức người dân: ruộng đất là thuộc quyền của nhà vua. Tuy nhiên, bên cạnh đó, những từ hữu ruộng đất cũng đã phát triển: ruộng đất của hương (làng), giáp nào vẫn do hương, giáp đó quản lý và phân phối cho người dân cày cấy.[68]

"Tất cả ruộng đất công phải đặt dưới quyền sở hữu tối cao của nhà vua nên nông dân cày ruộng đất công phải nộp tô thuế, lao dịch và đi lính. Mức tô thuế qui định là 100 thăng[69] thóc mỗi mẫu (LSVN, I).

"Nhà nước qui định trích ra một số hộ nông dân hoặc ruộng của công phong cấp cho các quan đại thần có nhiều công lớn. Nguyên tắc: Phong cấp tính theo số hộ khẩu thực phong và thực ấp. Những hộ thực phong và thực ấp phải nộp tô thuế và có khi phải lao dịch đi lính cho người được phong" (LSVN, t1).

– "Lý Thường Kiệt, vị lão tướng có công lớn với nước được phong tước Việt quốc công, được cấp 4.000 hộ thực phong và 10.000 thực ấp".

– "Lý Bất Nhiễm, châu mục châu Nghệ An có công đánh lui quân Chiêm Thành và Chân Lạp, được thăng tước hầu, và được cấp 1.500 hộ thực phong và 7.500 thực ấp".

– "Lưu Khánh Đàm, giữ chức thái úy thời Lý Nhân Tông, tước khai quốc công, được cấp 3.000 hộ thực phong và 6.700 thực ấp".

Tục truyền rằng: "Lê Phụng Hiểu có nhiều công trong việc dẹp loạn 3 vương và đánh Chiêm Thành, Lý Thánh Tông muốn thưởng tước cho, nhưng Phụng Hiểu không nhận, chỉ xin đứng trên núi Băng Sơn (Thanh Hóa) ném con dao lớn ra xa hơn 10 dặm, rơi xuống nơi nào thì khoanh vùng nơi đó lại để lập nghiệp. Vua bằng lòng. Phụng Hiểu ném con dao ra xa hơn mười dặm, rơi xuống làng Sa Mi, vua lấy vùng đó ban cho ông. Từ đó có tên ruộng thác đao (chém dao), một cái tên gọi các ruộng phong cấp cho công thần". (LSVN, thế kỷ X – 1427, q1 t2).

Nông nghiệp là nguồn tài nguyên chính yếu của nhà nước. Ngay khi mới lên ngôi, Lý Thái Tổ đã xuống lệnh cho những người phiêu tán về quê quán làm ăn. Nhà nước cũng nghĩ đến việc làm giảm sức lao tác của nông gia nữa. Năm 1042, lý Thái Tông hạ lệnh cấm giết trâu bò vì: trâu bò không chỉ là vật quan trọng cho việc cày cấy (mà) còn làm tăng ích thóc lúa rất nhiều – việc này đã nói ở Mục Luật Pháp – Mặt khác, để tránh sự ngập lụt hay xảy ra vào những mùa mưa dầm, nhà nước trung ương còn chỉ thị cho toàn dân trong và ngoài kinh thành phải đắp đê ngăn nước lụt. Năm 1168, nhà Lý cho đắp đê Cơ Xá (đê sông Hồng ở vùng Thăng Long). Các địa phương gần sông đều có lệ phòng lụt ngập. Nền nông nghiệp nước ta chủ yếu là nghề trồng lúa. Vậy, việc đắp đê là có công hiệu vừa ngăn nước lũ từ nguồn đổ về hay từ biển tràn vào, vừa giữ nước để tránh nạn hạn hán; hòng ngăn chặn những tổn thất về mùa màng của giới nông gia, đồng thời giữ cho đất ruộng được màu mở, lúa được xanh tốt, sự thu hoạch sẽ gia tăng, do đó đảm bảo được mức sinh hoạt phồn thịnh của toàn dân.

Các vua triều Lý rất chú trọng đến việc sản xuất nông nghiệp và khuyến khích bằng hành động cụ thể: hằng năm vua thường ra ruộng làm lễ:“tịch điền" hạ cày.

"Mùa Xuân năm 1038, Lý Thái Tông đã ngự giá ra Bố Hải Khẩu cày ruộng tịch điền. Sau khi làm lễ Thần Nông, vua ra ruộng cày. Bấy giờ, các quan ngăn lại: "Đó là việc của nông phu, bệ hạ cần gì làm thế?" Vua đáp: "Trẫm không tự cày thì lấy gì để xướng  xuất thiên hạ?" Nói rồi đẩy cày ba lần và thôi".

vua cũng thường đi xem cày hay xem gặt hái ở hành cung. Những việc làm trên tuy có tính cách nghi lễ tượng trưng nhưng (nó) có một tác dụng tâm lý khuyến khích cần thiết cho sự phát triển nền kinh tế thịnh vượng của quốc gia không ít[70].

2. Thủ Công Nghiệp

Dưới thời Nhà Lý, công nghiệp đã phát triển tốt đẹp. Nhà nước có công xưởng gọi là "Cục bách tác", chuyên chế tạo binh khí, đồ trang sức, đóng thuyền, đúc tiền, đúc chuông, xây dựng cầu cống, cung điện chùa đền v.v… Thợ làm trong các xưởng này đều tuyển lựa những tay thợ giỏi trong dân gian. họ làm việc lâu năm, có kinh nghiệm, do đó trình độ kỹ thuật khá cao. Họ đã đúc những chuông lớn ở các chùa, điện của nhà vua. Năm 1010, Lý Thái Tổ phát 1.680 lạng bạc để đúc chuông lớn ở chùa Đại Giác. Năm 1014, vua lại phát 310 lạng vàng để đúc chuông chùa Hưng Thiên, và 800 lạng bạc để đúc chuông chùa Thắng Nghiêm và lầu Ngũ Phượng. Năm 1035 , Lý Thái Tông phát 6000 cân đồng để đúc chuông chùa Trùng Quang. Năm 1041, vua cấp 7560 cân đồng cho việc đúc tượng Di Lặc và chuông đặt tại viện Thiên Phúc ở núi Tiên Du. Nam 1056, Lý Thánh Tông phát 12.000 cân đồng để đúc chuông lớn đặt ở chùa Sùng Khánh Báo Thiên. Vua tự làm bài minh khắc vào chuông. Năm 1080, Lý Nhân Tông cho đúc chuông chùa Diên Hựu (Sử không ghi rõ số đồng dùng cho việc đúc chuông), chuông đúc không kêu, bèn vứt xuống ruộng Qui Điền, cạnh chùa. Đời sau tướng Minh là Vương Thông bị Lê Lợi vây ở Thăng Long, bèn phá chuông để đúc súng (LTK).

Các thợ chế tạo vũ khí cũng rất tài năng, đã chế tạo nhiều loại súng lớn nhỏ v.v… Nghề dệt lụa, nuôi tằm, ươm tơ vốn là nghề cổ truyền của dân tộc ta. Những thợ dệt giỏi, ngoài việc dệt lụa thường để cung cấp cho người dân dùng,[71] đã dệt gấm vóc, thảm gấm. Nghề làm đồ gốm cũng rất tinh xảo, triều đình ra lệnh cho người dân làm ngói để lợp nhà. Gạch lớn, có trang trí hình tháp, hoa, rồng. "Chén, bát, cốc, dĩa đều tráng men đẹp, nhiều hình loại khác nhau. Tượng bằng đất nung nhiều và đều tráng men". Nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, thêu đan, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải, làm giấy, khắc bản in gỗ v.v..

Riêng nghề in sách ở nước ta phải chờ đến cuối thế kỷ XI do thiền sư Tín Học sáng thiết và thực thiện. Lúc đầu, thiền sư chỉ mới thử nghiệm khắc và in bằng mộc bản các kinh sách Phật Học; sau thấy sự tiện lợi, nhà nước cũng đã áp dụng để in những văn bản như sắc, dụ, sớ, điệp v.v… Nghề khai mỏ cũng được phát triển. Được biết: Châu Quảng Nguyên (thuộc địa phận Cao Bằng) là nơi ruộng ít, rừng núi trùng điệp, có nhiều vàng bạc. Vùng Ngân Sơn (nghĩa là núi bạc), Nguyên Bình, Thạch An (Đại Nam Nhất Thống Chí) xưa có lò vàng bạc, phía tây, thông với vùng Tuyên Quang, Hà Giang ngày nay; ở đó có nhiều mỏ vàng, mỏ bạc, mỏ đồng, mỏ chì và thiếc[72]. Năm 1039, Đặng Vũ Kiến thuộc châu Quảng Nguyên dâng nhà nước một khối vàng sống nặng 112 lạng. Huyện Liên, châu Lộng Thạch, châu Định Biên (thuộc Cao Bằng) tâu rằng ở bản xứ có mỏ bạc. Năm 1062, nhà Lý bắt đầu khai thác các mỏ đã được báo. năm 1198, nhân dân châu Lạng sản xuất thiếc trắng, đồng. Số lượng đồng lớn trong kho nhà nước dùng đúc chuông, tượng, tiền v.v.. phát xuất ra từ các mỏ. Cách khai mỏ còn thủ công và mang tính chất thô sơ (LSVN, tk X – 1427, Q1 t2).

3. Thương Nghiệp

Nước ta buổi ấy cũng rất phát đạt. Sự giao lưu giữa các miền trong nước và các lân bang vẫn có từ trước. Các vua nhà Lý cho đúc tiền để tiện việc trao đổi. Hiện nay khảo cổ học tìm thấy đủ các loại tiền từ Thuận Thiên Thông Bảo của Lý Thái Tổ cho đến các tiền thời Trần và tiền đồng Trung Quốc (thời Đường, Tống).

Để tạo cho việc thuyền bè đi lại trong nước được tiện lợi, nhà Lý cho đào vét các sông ngòi, đắp đường, làm cầu. Năm 1051, đào kênh Lãm (thuộc Bắc Thái). Năm 1192, khơi sâu sông Tô Lịch. Các đường giao thông vận tải thủy bộ và hệ thống trạm dịch được mở mang, phía bắc lên đến biên giới Trung Hoa, phía nam vào tận Chiêm Thành. "Việc lưu thông hàng hóa và trao đổi sản phẩm nhờ đó được mở rộng". Thăng Long, ngay từ khi Lý Thái Tổ mới dời đô về đây, nó không những chỉ là trung tâm của chính trị và văn hóa của cả nước, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế quan trọng, nơi cửa ngõ thu hút người ở khắp bốn phương lũ lượt kéo về tụ họp buôn bán tấp nập ở chợ cửa Đông. Nhà cửa dựng lên san sát qua từng dãy phố dài[73].

Năm 1035, nhà nước cho mở chợ cửa Tây. Sau đó lại cho lập thêm chợ cửa Nam. Sự quan hệ buôn bán giữa nước ta và các nước láng giềng, theo Lịch Sử Việt Nam, tập 1 ghi: "Quan hệ buôn bán với nước ngoài có chung biên giới như Trung Quốc, Champa, việc buôn bán chủ yếu thực hiện qua vùng biên giới. Riêng ở vùng biên giới Việt – Trung, đời Lý đã xuất hiện những trung tâm buôn bán lớn như Vĩnh Bình, Hoành Sơn, Khâm Châu. Đó là những chợ khá tấp nập ở vùng biên giới. Nhân dân và lái buôn hai nước thường đem hàng hóa đến đó trao đổi. Chính quyền hai nước cũng có khi phái sứ đến mua những thứ hàng cần thiết.

Nhân dân và lái buôn nước ta thường bán các thứ làm thổ sản như hương liệu, sừng tê, ngà voi… các hải sản như cá, muối… và mua về chủ yếu là gấm vóc, giấy bút…

"Việc buôn bán với các nước khác ở vùng Đông Nam Á như Xiêm La, các nước vùng đảo In-đô-nê-xi-a (như Qua-Ca tức Gia Va, Tam-Phật-Đề tức Pa-Le-bang ở tây Gia Va và đông Mã-Lai)… thực hiện bằng đường biển. Thuyền buôn các nước này được đến buôn bán ở Vân Đồn (Cẩm Phả, Quảng Ninh). Đó là một thương cảng quan trọng đời Lý nằm trong vịnh Bái Tử Long nổi tiếng của đất nước. Nhà Lý kiểm soát chặt chẽ ngoại thương để đề phòng âm mưu do thám của nước ngoài, nhưng không hạn chế quan hệ thông thương đó" (Sđd trang 158).

Những thành quả về kinh tế trên đây thật cần thiết, vì nó đã giúp cho đời sống của con người được sung túc; nền văn hóa dân tộc được xây dựng và phát triển một cách tốt đẹp. Con người tạo ra của cải. Cũng chính tư tưởng con người đã biết sử dụng của cải do mình làm ra để tạo nên nếp sống văn minh. Các ngành văn học, mỹ thuật, kiến trúc từ đó được nảy chồi, nở hoa, kết trái sum suê…

Xã hội Việt Nam, dưới thời đại nhà Lý, về cuộc sống vật chất, có thể nói, tương đối được ổn định. Đôi khi có xảy ra những vụ thiên tai, mất mùa, đói kém ở một vài địa phương thì vẫn được nhà nước ưu ái xuất công khố, phát lương thực, tiền của để trợ cấp cho nhân dân nơi đó có phương tiện làm lại cuộc sống. Con người, dù gặp cảnh ngộ cùng quẫn túng thiếu, vẫn không bị xã hội bỏ quên. Về phương diện sinh hoạt tâm linh, mỗi hương, giáp đều có dựng chùa, đình, văn chỉ (chùa để thờ Phật; đền là nơi thờ Thành Hoàng, những vị Anh Hùng dân tộc; văn chỉ để thờ đức Khổng Tử và các vị tiên nho). Mỗi hương, giáp còn mở chợ để buôn bán, trao đổi hàng hóa với nhau, tạo nên một nếp sống xã hội người đầy tình nghĩa thương yêu đầm ấm…

Mỗi năm, toàn dân Việt đều có tổ chức ăn mừng tết năm mới để đón xuân. Vì mùa xuân là mùa của đất trời, cây cỏ, chim muông, của con người và vạn vật đều đổi mới: nhờ có tiết trời trong lành, mát mẻ, muôn hoa đua nở, chim chóc cũng hoan ca để đón mừng một mùa xuân mới.

Nước ta vốn là nước nông nghiệp, con người quanh năm bận rộn làm ăn vất vả, mệt nhọc, nên vào những tháng rảnh rỗi như tháng 2, 3, tháng 7, 8 đều có mở hội hè đình đám, tha hồ múa hát, vui chơi lành mạnh, như bơi thuyền, đánh đu, đấu võ v.v.. (đều có mục đích rõ rệt): vừa để di dưỡng tinh thần yêu đời vừa vận động cho thân thể được tráng kiện để rồi sau đó mỗi người lại sẵn sàng tiếp tục đi vào công việc làm ăn chuyên nghiệp của mình: người làm ruộng, trồng dâu thì chăm lo việc đồng áng cày cấy…, người làm thợ mộc, thợ chạm, thợ xây, thợ dệt vải… (chắc hẳn) mỗi năm sẽ có thêm kinh nghiệm tay nghề, tạo ra những vật dụng, hàng hóa được tinh xảo hơn…

Mọi người, mỗi người đều được tự do phát triển tài năng của mình, làm ra của cải dư thừa, hầu xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho chính bản thân, cho gia đình và cho đất nước mỗi ngày thêm giàu mạnh.

– Một cuộc sống văn minh, đượm tình người thương yêu đùm bọc, dưới thời đại nhà Lý ở Việt Nam, thế kỷ XI – XIV.

Về Giáo Dục và Thi Cử

Theo sách Văn Học Đời Lý thì nước ta theo học chữ Hán kể đã lâu lắm:

– Từ đời Sĩ Nhiếp,

– Từ đời Tích Quan,

– Từ đời Triệu Đà (207 – 111 T tl)

Tuy vậy không cần biết từ đời nào, nhưng vẫn có thể quả quyết rằng: "Cái học từ đời Bắc thuộc trở đi đến đời nhà Ngô, chỉ là học để giao thiệp với người Tàu, không phải học để thâu thái văn hóa của họ. Sự học hãy còn lỗ mỗ, sơ lược, cho nên trong hơn ngàn năm nó không để lại một dấu vết gì.

“Xuống đời nhà Đinh, đại khái cũng vẫn mực ấy – Nếu không thế thì sao Tiên Hoàng lại đặt cho nước mình cái tên nửa chữ, nửa nôm? – Quốc hiệu nước ta lúc ấy mang tên Đại Cồ Việt.

Đến nhà Tiền Lê, hình như đã vượt được qua bậc đó" (Sđd trang 19, 20).

Phải chờ đến đời nhà Lý, chế độ giáo dục và thi cử mới bắt đầu. Nho giáo được nâng đỡ triệt để và có địa vị trong xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội buổi ấy, Phật giáo vẫn giữ ưu thế. Các vị thiền sư vẫn giữ địa vị quan trọng.[74]

Nước Đại Việt được hùng cường là do sự kết hợp giữa hai dòng Thiền Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi và Vô-Ngôn-Thông mà các vị quốc sư, thiền sư là những người đã hiến dâng trọn cuộc đời mình để phụng sự quốc gia dân tộc và đạo pháp, như các ngài: Pháp Bảo, Sùng Phạm, Vạn Hạnh, Sùng Nghiêm, Huệ Sinh, Minh Không, Bảo Tịnh, Khánh Hỷ, Viên Thông (Phái Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi) …; và dòng Thiền Vô-Ngôn-Thông có các ngài: Định Hương, Đa Bảo, Viên Chiếu, Cứu Chỉ, Thông Biện, Mãn Giác, Ngộ Ấn, Thường Chiếu, Không Lộ, Giác Hải, Quảng nghiêm v.v…[75] đồng thời về mặt tư tưởng,  các ngài đã sáng tác và dịch thuật rất nhiều kinh sách làm vẻ vang cho Đạo Phật Việt.

Phải nói rằng bao nhiêu khó khăn xảy ra trong quốc gia buổi ấy đều do nhà vua và các vị quốc sư, thiền sư hứng chịu, giải quyết êm đẹp.

Do đấy có nhiều người lầm tưởng rằng nhà Lý đã thiên vị nâng đỡ Phật giáo và không trọng dụng Nho giáo. Thật là sai lầm. Triều Lý khi đã nhận nhiệm vụ đặt lại nền móng quốc gia cho vững bền lâu dài, thì không bao giờ lại có ý gây hiềm khích chia rẽ giữa các tập đoàn văn hóa hay các nhóm có khả năng tạo áp lực đối với chính quyền. Không ai cấm đạo Nho hoạt động. Chính thực tế thì Nho giáo hãy còn ảnh hưởng phần nào đối với chính quyền. Như đã thấy, buổi đầu khai nguyên nhà Lý, dù lúc ấy đã có ngài Vạn Hạnh và các vị thiền sư khác đã nhận làm cố vấn cho Lý Thái Tổ, và chính hoàng đế Lý Thái Tổ là một Phật tử được giáo hóa từ cửa Thiền; thế mà, trong bài Chiếu Thiên Đô do chính tay vua thảo và công bố vào năm canh tuất, niên hiệu Thuận Thiên năm đầu (1010), lại không hề có lấy một chút nào gọi là văn hóa cửa Thiền cả. Như vậy thì biết rõ môn đệ của Khổng giáo đã tự cảm thấy bất lực trước thời thế, nên không hoạt động một cách tích cực nữa.

Xem tờ "Chiếu Thiên Đô", thấy rõ các môn sinh cửa Khổng sân Trình đã quá mang nặng mặc cảm bất lực, sinh ra bỏ mặc văn hóa đạo lý Khổng Mạnh, không lo chấn hưng gì cả. Vì nhu cầu đoàn kết quốc gia, kiến lập sự bền vững cho giang sơn xã ắc, và sau một thời gian chờ đợi mà không thấy ai chú tâm đến giáo lý đức Thánh Khổng, nên năm 1070 (tháng tám năm canh tuất, niên hiệu Thần Vũ thứ II), vị vua thứ III dòng họ Lý, là Thánh Tông (1054 – 1072), mới trực tiếp xúc tiến chấn hưng Nho giáo, bằng cách cho xây Văn Miếu thờ đức Khổng Tử, tại hướng Nam thành Thăng Long, cho tô tượng Chu Công, Khổng Tử và tượng Tứ Phối (4 vị phối hưởng là Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử), rồi vẽ tượng Thất Thập Nhị Hiền và cho xây Văn Chỉ tại các tỉnh, xã. Không phải hoàng đế Thánh Tông làm công việc này với tính cách chiếu lệ an dân, để lấy lòng nho sĩ. Vua còn tích cực biến Văn Miếu thành nơi học tập của các hoàng tử. Vua cũng chủ trương và thực hành dâng cúng tế lễ đức Thánh Khổng và chư hiền, xuân thu nhị kỳ. Vua lấy ngày thượng đình để tế ở Văn Miếu, còn ngày trung đình thì tế ở Văn Chỉ hàng tỉnh, và hạ đình tế ở Văn Chỉ hàng xã. Triều Lý luôn luôn nâng đỡ và tìm cách thúc đẩy nho sĩ tích cực ý thức vai trò của mình, trong sự đóng góp cho nền cường thịnh của quốc gia. Vị hoàng đế thứ IV của dòng họ Lý, là Lý Nhân Tông (1072-1127), lại còn hăng hái mở các khoa thi giúp đỡ các sĩ tử của Nho giáo có cơ hội  tham chính công khai không bị mặc cảm gì hết.

Năm 1075 (ất mão, niên hiệu Thái Ninh thứ IV), vua cho mở Khoa Thi Tam Trường để tuyển nhân tài. " Nền Đại Học Việt Nam bắt đâù hình thành từ đó".[76]
– Năm 1076 (tháng tư năm Bính Thìn, niên hiệu Anh Vũ Chiêu Thắng thứ I), vua sắc lập Quốc Tử Giám để chọn nhân tài cho hai ngành văn võ.
– Năm 1077 (tháng hai năm Đinh Tỵ, niên hiệu Anh Vũ Chiêu Thắng thứ II), vua lại mở kỳ thi lại viên hình luật để lấy người làm quan.
– Năm 1086 (tháng tám năm Bính Dần, niên hiệu Quảng Hựu thứ II), vua cho tuyển nhân tài vào Hàn Lâm Viện.
– Năm 1152 (Nhâm Thân, niên hiệu Đại Định thứ XIII), thi học sinh.
– Năm 1185 (ất tỵ, niên hiệu Trinh Phù thứ X) và khoa Quí Sửu, niên hiệu Thiên Tư Gia Thụy thứ VIII (1193), thi học sinh trong nước lấy người trúng tuyển vào chầu vua học tập.

Sử chép:  Các vua nhà Lý sau này còn mở các kỳ thi vào những năm 1153, 1165, 1185, 1193. Năm 1195, Lý Cao Tông mở Khoa Thi Tam Giáo. Phải nói ngay rằng: Chính buổi đầu chấn hưng Nho giáo, các thiền sư đã là những người tiên phong đem tư tưởng Nho giáo quảng bá trong nhân gian; vì muốn cho các hệ tư tưởng, đạo giáo khác cũng được phát triển như đạo Phật. Chứ không như một thiểu số nhà Nho sau này, nhờ vào thi cử đỗ đạt, được cất nhắc ra làm quan, và vì bản tính hẹp hòi, quay sang bài xích Đạo Phật. Trong số nhà Nho kỳ thị Phật giáo cuối thời nhà Lý có Đàm Dĩ Mông; nhà Trần có Trương Hán Siêu, Lê Bá Quát; thời Hậu Lê có Ngô Sỹ Liên…

Từ khi Nho Giáo chiếm địa vị độc tôn, về phương diện tư tưởng cũng như trên cương vị lãnh đạo quốc gia, cũng chính là lúc đất nước dân tộc ta rơi vào tình trạng phân hóa, khốn cùng". Sự suy đồi diễn ra ở cuối đời Trần – Hồ (1400 – 1407) qua Bắc thuộc nhà Minh (1414 – 1427), tiếp theo là thời Nam Bắc triều Lê – Mạc (1527 – 1592) và Trịnh – Nguyễn phân tranh (1570 – 1799). Rồi tới thời Pháp thuộc (1862 – 1945)…

Chúng tôi không cố ý khơi lại đống tro tàn. Nhưng sự thật lịch sử đã phơi bày. Vậy, nếu ở đây có đề cập đến vấn đề là cốt nhằm "cảnh giác" – chứ tuyệt đối không mang một chút mặc cảm nào hết – để từ đó, chúng ta rút tỉa lấy những kinh nghiệm đắt giá do tiền nhân đã mắc phải mà đừng bao giờ đi theo vết xe cũ nữa.

…Dưới nhãn quan Phật giáo, khi nhìn cuộc đời (vốn dĩ) phiền tạp, rối rắm, và đầy những bất trắc, khổ đau, người Phật tử chân chính vì sẵn có một tinh thần ẩn nhẫn, bao dung và tha thứ, nên đã đứng ngoài vòng danh lợi tranh chấp của thế nhân, nhưng tâm hồn lúc nào cũng hướng đến hạnh nguyện "giác tha" nên đã dấn thân vào đời, làm mọi việc, nhất là về phương diện tinh thần, giáo dục quần chúng.

Muốn hiểu trình độ văn minh một người nào người ta chỉ cần quan sát, thẩm định dân tình, dân trí – tác phong, cách sống của từng cá nhân cũng như điều kiện sinh hoạt chung của xã hội – mà có thể đo được mức giá trị văn minh của nước ấy, hoặc cao hay thấp. Do đấy, công việc giáo dục quần chúng được coi là nhiệm vụ hàng đầu của các thiền sư đời Lý. Các ngài đã tạo nên những con người biết sống cho mình đồng thời cũng biết sống hữu ích cho tha nhân và cho xã hội nữa.
Con người là chủ động của mọi vấn đề. Con người tốt (đã) là nhân tố để xây dựng một xã hội tốt lành. Con người xấu (sẽ) làm cho xã hội xấu lây. Xã hội đời Lý là một xã hội văn minh, vì có những con người tốt được đào tạo bởi một nền giáo dục "nhân bản", lấy con người làm mực thước cho tất cả…

Như trên cho thấy, dưới triều đại nhà Lý, không chỉ riêng Đạo Phật được tôn sùng và phát triển mạnh, mà Nho giáo, Lão giáo cũng được triều đình đặc biệt lưu tâm nâng đỡ. Nền đại học và việc thi cử nước ta bắt đầu được tiến phát, đồng thời còn là cơ duyên thuận lợi dẫn đến sự hình thành một nền văn học dân tộc – Văn học Lý – Trần.

Đón đọc kỳ 6: Về Văn học (thơ, bia…)

Chú thích

[68] Ruộng đất tư vốn sẵn có từ lâu và phổ biến là ruộng của nông dân tự canh, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của thủ công và thương nghiệp."Nền kinh tế tư hữu này ít chịu sự chi phối của nhà nước (nhà Lý thu thuế 3 thăng thóc mỗi mẫu ruộng tư).
Các chùa Phật giáo cũng có một số ruộng đất rất lớn (hàng chục hàng trăm mẫu) do nhà nước cấp, do cá thân chủ quí tộc hay các đệ tử có điền trang cúng (điền trang là những đất do tư nhân khai khẩn được, lập thành điền trang với diện tích rộng hẹp khác nhau), và những người xin ký hậu tại chùa v.v…
Đến đời nhà Trần, số ruộng đất của nhà chùa lại tăng lên rất nhiều: "Trần Anh Tông (1293 – 1314) vốn là đệ tử của ngài Tôn giả Pháp Loa, đã cấp hơn 735 mẫu ruộng ở các nơi:
– Lần Thứ Nhất:100 mẫu ruộng ở làng Đại Gia, cùng với người cày.
– Lần Thứ Hai: cấp thêm 25 mẫu ở làng Đại Từ.
– Lần Thứ Ba: 80 mẫu ruộng tốt ở làng An Định cùng với người cày.
Năm 1312, vua lại lấy 500 mẫu ruộng ở trang Niệm Gia cấp cho chùa Quỳnh Lâm làm ruộng: “thường trụ Tam Bảo". Năm 1313, Trần Anh Tông, bấy giờ đã là thượng hoàng, lại lấy 30 mẫu ruộng của cung nhân Phạm Thị, cúng cho tôn giả (Pháp Loa) làm của thường trụ. Tôn giả Huyền Quang tịch cũng được vua cấp hơn 150 mẫu ruộng để thờ cúng.
Năm 1318, Cư sĩ Hoa Lưu, họ Vũ, cúng cho chùa Quỳnh Lâm 20 mẫu ruộng ở trang Hoa Lưu; năm 1324, cư sĩ Di Loan, con công chúa Nhật Trinh, cúng cho Tôn giả Pháp Loa 300 mẫu ruộng ở phủ Thanh Hóa; Tư đồ Văn Huệ vương Trần Quang Diệu đã cúng cho chùa Quỳnh Lâm 300 mẫu ruộng ở Gia Lâm, lại cúng thêm hơn 1.000 mẫu ruộng cùng hơn 1.000 nô ở các trang Động Gia, An Lưu (dẫn theo LSVN, th, X – 1427, Qi t2 – trang 81).
[69] Thăng, tên một đơn vị đo lường ngày xưa, bằng một phần mười của đấu. Ta thường đọc trại là "Thưng". Dẫn theo Hán Việt Tự Điển.
[70] "… Những chính sách tích cực hay tiêu cực của nhà nước trung ương nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp đã có tác dụng nhất định, nhiều năm được mùa lớn. Cuộc sống nông dân cũng khá ổn định. Một tác giả đời Nguyên là Uông Đại Uyên đã viết: "Nước Đại Việt… đất rộng người đông, khí hậu thường nóng, ruộng đất phần nhiều phì nhiêu".
Năm 1293, sứ giả Nguyên là Trần Phú sang nước ta đã viết bài thơ An Nam Tức Sự, có câu: "Lúa mỗi năm chín một lần, tuy vào giữa mùa đông mà mạ vẫn mườn mượt".
Trong thơ của Văn Huệ Trần Quang Diệu ta thấy hình ảnh của nông thôn Đại Việt thế kỷ XIV:
                "Mưa chan ruộng lúa mây liền đội,
                Dâu đến mùa tằm đọt mới ươm".
Hoặc trong thơ của Bùi Tông Quán ca ngợi ngày mùa:
"Đứng mãi nào hay ngày đã muộn,
khắp đồng lúa tốt tựa mây xanh".
Làng quê Đại Việt cũng được tả lại trong thơ Trần Phú với hình ảnh "những vườn dâu nho nhỏ, những buồng chuối lớn cong xuống trông như những lưỡi gươm" hoặc ghi câu: Dâu trồng hàng năm để nuôi tằm, mỗi nhà có 5, 3 mẩu, giậu tre bao bọc chung quanh (Trích dẫn sách Lịch Sử Việt Nam, thế kỷ X- 1427, qI t2).
Trong Kiến Văn Tiểu Lục, "Phong Vực", Lê Quí Đôn đã viết về cảnh sinh hoạt đồng áng ở trấn Sơn Tây như sau: "Trấn Sơn Tây gọi là xứ Tam Giang, sau mới đổi tên này. Địa thế trấn này, đất hẹp dân đông, phong tục cần kiệm. Huyện Từ Liêm và Đại Phượng thuộc phía Quốc Oai có nhiều bãi trồng dâu, nhân dân chăm về việc chăn tằm, dệt cửi, các xã Hà Nội, Thiên Mỗ, Ỷ La, Trung Thụy và Đại Phùng có tài dệt lụa, trìu, lĩnh, là và các lụa dày (tục gọi lĩnh, vỉ hoặc láng); xã Mật Cầu làm được thứ nuy, đoạn (một thứ hàng làm bằng sợi, hình dáng trông như dạ hoặc nỉ, nhưng không được bóng nhẵn) đủ các màu xanh, tím, biếc, vàng, không kém gì của Trung Quốc. Các phủ Tam Đới và Quảng Oai ít ruộng cấy lúa gió, nhiều đồng bằng và đất bãi già, họ thường trồng thực thử và phiên thử để làm thức ăn thường (thực thử tục gọi là lúa ngô, phiên thử tục gọi là khoai lang)"
Trấn Hưng Hóa cũng rất trù phú… "lúa bắp bát ngát các ruộng, dâu gai mơn mởn thành hàng, lông thú, cánh chim, ngà voi, da thú, tràn nhập cả sang Trung quốc, bạc vàng châu ngọc, đầy dẫy ở chốn biên cương. Thật là phủ kho ngoại biên giới của quốc gia, mà là nơi tụ tập ngàn vạn đồ trân bảo. Nhờ thế, có thể biết đuợc sự quan trọng và phồn hoa ở địa phương này". (Sđd, bản dịch của Phạm Trọng Điểm)
[71] Theo Trần Cương Trung (tức Trần Phú) trong Sử Giao Châu Thi Tập, thì bấy giờ "người trong nước đều mặc áo lụa thâm, áo hoa, quần mỏng, cổ áo tròn khâu bằng là, đàn bà cũng mặc áo thâm, nhưng màu trắng ở trong rộng hơn để viền vào cổ áo… Các sắc xanh, hồng, vàng, tía, tuyệt nhiên không có" (dẫn theo LSVN, tk x – 1427 Q1 T2).
[72] Lê Quí Đôn Tập, q VI – "Phong tục" chép: Hai trấn Tuyên Quang và Hưng Hóa, có khoáng sản nhiều nhất nước, nằm trong các châu:
– Châu Mai Sơn có mỏ đỏ, sản xuất đồng đỏ và thạch lục "Lục là màu của đồng, sinh ra đá, chất như chất đá, gọi là thạch lục". Hay mỏ đồng ở xứ Mỏ Đỏ, châu Mai Sơn thuộc Hưng Hóa, mướn người khai thác, lấy được thạch lục rất nhiều, họ nói nếu đem nấu thì thành ra đồng, bán trăm cân chẳng qua được 36 quan, nếu không nấu thì là lục, bán trăm cân có thể được 45 quan. Cho nên nhiều người bán thạch lục.
– Châu Quỳnh Mai, thổ âm gọi là Mường Chăn, có hai mỏ đồng ở Vạn Bằng và Vạn Na.
– Châu Chiêu Tấn, gần sông Thao, thổ âm gọi là Mường Thu, có mỏ vàng ở xứ Mường Khóa, thôn Nguyên Than.
– Châu Văn Bàn, động Khánh Yên có mỏ lưu hoàng.
– Châu Vị Xuyên sản xuất loại gỗ thông, gỗ tử (tục gọi là gỗ giồi), bông gạo, vải to, sáp vàng và cánh kiến, vỏ gió và củ nâu, người địa phương đem xuống bán ở bến sông Cả.
– Châu Ninh Biên, châu này thế núi vây quanh, nước sông bao bọc, đồn sở ở giữa, ruộng đất bằng phẳng màu mở, bốn bên đều chân núi, công việc làm ruộng bằng nửa công việc châu khác, mà số hoa lợi thu hoạch gấp đôi. Thổ sản có sa nhân, sáp vàng, diêm tiêu, lưu hoàng và sắt sống (Sđd).
[73] Ca Dao Việt Nam, không biết có từ thời nào, đã viết về Ba Mươi Sáu Phố ở Long Thành, tức là Hà Nội ngày nay:
                Rủ nhau chơi khắp Long Thành(+)
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
                Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay,
Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy,
Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,
Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,
Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,
Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,
Hàng Thúng, hàng Bát, hàng Tre,
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,
Quanh đi đến phố hàng Da,
Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.
Phố Hoa thứ nhất Long Thành,
Phố dăng mắc cửi, đường quanh bàn Cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.
(+) Long Thành: tức là Thăng Long Thành đặt từ nam 1010 về đời Lý Thái Tổ.
[74] Giáo sư Dương Quảng Hàm, trong  Việt Nam Văn Học Sử Yếu, viết về việc học chữ Nho trong các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê và Lý sơ (từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XI).
"Trong thời kỳ này, Đạo Phật ở nước ta rất thịnh, hầu như được coi như quốc giáo: triều đình đặt chức quốc sư, mở khoa thi tam giáo (Nho, Phật, Lão); nhiều ông vua nhà Lý, nhà Trần đi tu sau khi thoái vị và chùa chiền dựng lên ở khắp trong nước rất nhiều.
"Mấy triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, phần vì ngắn ngủi, phần vì các vua cần phải lo việc chống nhau với nước Tàu để làm cho nền tự chủ được vững, nên chưa có thì giờ tổ chức việc học chữ Nho. Trong thời kỳ ấy, việc dạy chữ Nho phần nhiều do các nhà sư đảm nhận, vì Phật giáo bấy giờ đương thịnh và các vị sư đều thâm hiểu Hán học cả" (Sđd trang 74).
[75] Ở đây, chúng tôi không đề cập các ngài Định Không, Thiện Hội, La Quý An, Đỗ Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu… vì các vị này thuộc hai triều Đinh Tiền Lê.
[76] Theo VNSL: "Năm ất mão (1075), vua Lý Nhân Tông cho mở Khoa Thi Tam Trường để lấy người văn học vào làm quan. Kỳ thi ấy là kỳ đầu tiên ở nước ta, chọn được hơn 10 người, Thủ khoa là Lê Văn Thịnh. Ông thủ khoa ấy ngày sau làm đến chức thái sư, nhưng vì làm sự phản nghịch, cho nên phải đày ở trại Thao Giang (huyện Tam Nông, Phú Thọ)". (Sđd, trang 101).
Và VSTA: "Lê Văn Thịnh mưu làm phản, bị an trí ở Thao Giang. Văn Thịnh có người thầy tớ là người nước Đại Lý, biết biến hóa kỹ thuật, khi ấy ông làm chức Tam Công, cầm quyền chính trong nước, liền manh tâm khởi loạn, gặp khi vua đi chơi hồ Dâm Đàm (Hồ Tây) ngự trên thuyền xem cá, hốt nhiên khởi lên đám mây đen, trong đám tối mò nghe có tiếng chèo thuyền rẽ nước đến thuyền vua, vua lấy cây dao ném, chốc lát đám mây đen tan mất, trong thuyền thấy con hổ, người đánh cá là Mục Thận lấy lưới ra chụp lên con hổ, thì là quan thái sư Lê Văn Thịnh. Vua lấy cớ Thịnh là đại thần có công giúp nước, không nỡ giết, chỉ đem đi đày ở đầm trại Thao Giang thôi" (Sđd, trang 133).
Nhân nói đến Đàm Dĩ Mông bài Phật giáo vào cuối đời Lý, chúng tôi xin lược dẫn nguyên do câu chuyện: Dưới triều vua Lý Cao Tông (1176 – 1210), ông từng làm đến chức thái úy và được phong tước vương, và vào những năm đầu triều Lý Huệ Tông (1210 – 1224), ông giữ quyền phụ chính, vốn là nhà Nho, sẵn có cặp mắt kỳ thị đối với Phật giáo, nhân tình trạng xã hội rối loạn, ông đã chia bè kết đảng, hòng tiểu trừ các phe phái đối lập, làm cho nội bộ nhà Lý đã đến buổi suy tàn lại càng thêm rối loạn, đến nỗi hai viên quan trong triều là thượng đường quan Nguyễn Bảo Lương và thượng thư Bộ Lại Từ Anh Nhĩ đã đàn hặc với vua: "Dĩ Mông là kẻ mọt nước hại dân".
Theo Việt Sử Lược còn ghi lại lời tâu của ông với vua Cao Tông về việc hạn chế nhà chùa và bắt các sư hoàn tục, nguyên văn: "Hiên nay (ở trong nước) số sư sãi đã gần ngang với số phu dịch. (Bọn họ) tự kết bè lũ, lập càn thủ lĩnh, tụ họp thành bầy, làm nhiều việc xấu. Hoặc ở nơi giới trường, tịnh xá mà công nhiên rượu thịt; hoặc ở chốn tăng phòng, tịnh viện mà riêng tư gian dâm. Ngày ẩn tối hiện, như phường cao chuột. "Chúng làm bại hoại phong tục, phương hại giáo lý, dần dần đã thành thói quen. Nay không cấm đi, lâu ngày càng tệ". Bản dịch Phạm Tú Châu, VTLT, tập I, tr  526-
Lời của Đàm Dĩ Mông tâu lên vua Lý Cao Tông vào năm Mậu Ngọ (1198) và được vua chuẩn y, cho phép ông triệu tập tăng đồ, giữ lại một số danh tiếng, còn lại thì bắt hoàn tục!
Cũng theo Việt Sử Lược ghi cùng thời với Đàm Dĩ Mông, dưới triều Lý Cao Tông, tháng 10 năm Nhâm Tuất (1202), vua ngự ra hành cung Hải Thanh rong chơi, yến tiệc, lại sai nhạc công chế khúc hát theo điệu Chiêm Thành, tiếng nghe ai oán thảm thiết!…
Nhà sư NGUYỄN THƯỜNG, làm chức tăng phó đã có lời ngăn vua Lý Cao Tông về mối quan hệ khắng khít giữa âm nhạc và tình hình trị hay loạn của một nước.
NGUYÊN VĂN:
"Ngô kiến Thi tự vân: "Loạn quốc chi âm óan, dĩ nộ kỳ chính quan. Vong quốc chi âm ai, dĩ tư kỳ dân khốn".
"kim chúa thượng tuần du vô độ, chính giáo quai ly, hạ dân sầu khốn. Chi thử du thậm nhi vật văn ai oán chi âm, vô nãi loạn vong chi triệu hồ?
"Ngô tri xa giá thử hoàn, bất tái hạnh kỳ cung hỉ".
(tôi nghe, bài tựa Kinh Thi có nói: "Âm nhạc của nước loạn nghe ai oán vì giận chính sự nước ấy sai trái. Âm nhạc của nước mất nghe bi thảm vì xót dân nước ấy khốn cùng".
Nay chúa thượng rong chơi vô độ, chính giáo sai lìa, dân chúng buồn khổ. Đến nay càng tệ. Thế mà ngày ngày lại nghe âm nhạc ai oán, đó chẳng phải là điều nước mất, nước loạn hay sao?
Tôi biết rằng xa giá chuyến này (Từ hành cung Hải Thanh) trở về tất sẽ không (bao giờ) lại ngự ra cung ấy nữa).
– Bản dịch của Phạm Tú Châu, Thơ Văn Lý Trần, tập 1 –
Rồi cũng chính những bài văn bia của các nho sĩ đời Trần như Trương Hán Siêu, Lê Quát, tuy nội dung có tính cách bài xích Phật giáo nhưng vẫn phải công nhận rằng đạo Phật ở Việt Nam đã cực thịnh, được toàn quốc dân sùng tín.
Bài Văn Bia Chùa Thiệu Phúc ở Thôn Bái, tỉnh Bắc Giang.
"Đạo Phật lấy họa phúc để tác động lòng người, sao mà cảm phục được người đời tin sâu và bền vậy: Trên từ vương công, dưới đến thường dân, phàm có công việc gì liên hệ đến Phật, thì dù có dốc hết tiền của, cũng không tiếc. Nay nếu đem những việc xây chùa dựng tháp phó thác cho thì hớn hở mừng vui như cầm được tờ văn tự tín phiếu về sự báo đáp về sau. Cho nên, từ trong kinh thành đến ngoài châu phủ, hang cùng ngõ hẻm, không ra lệnh mà tuân theo, chẳng hẹn rõ mà vẫn cứ tin, hễ nơi nào có người ở thì có chùa, bỏ đi lại dựng lên, hư nát liền tu sửa, chuông trống lầu đài cùng với dân cư có tới một nửa. Sự hưng thịnh của đạo Phật sao mà dễ dàng, và rất được thiên hạ tôn sùng ngưỡng mộ. Ta, lúc khi còn trẻ thường để hết tâm trí vào việc đọc sách cổ kinh, cũng biết noi theo đạo thánh hiền (đạo Nho), toan lấy đó để giáo hóa nhân dân, nhưng rốt cục chưa thể làm cho một làng nào tin cả. Ta cũng thường dạo chơi sông núi, dấu chân để lại khắp chốn cùng nơi, thế mà chưa nhìn thấy một trường học hay một văn miếu nào. Chính vì vậy mà ta rất lấy làm hổ thẹn khi so sánh với tín đồ đạo Phật. bèn viết ít hàng để bày tỏ lòng ta vậy".
(Lê Bá Quát, bản chữ Nho chép trong ĐVSKTT).
Bài Ký ở Tháp Linh Tế Trên Núi Dục Thúy của Trương Hán siêu (chép theo bản dịch của Nguyển Ngọc San trong sách Hợp Tuyển Thơ Văn Việt Nam, thế kỷ X.XVII):
"Quê ta nhiều cảnh đẹp, khi còn ít tuổi ta thường đi chơi xem vết chân lưu lại hầu khắp mọi nơi; thường rời thuyền trèo lên núi này, phủi tấm bia ở sườn núi, cạo rêu mà đọc kỹ thì biết tháp cũ này xây từ năm tân vị, tức năm Quảng Hựu thứ bảy triều Lý. Đến khi trèo lên núi cao, tới đỉnh đá cheo leo, thấy gạch cũ nền xưa ẩn náu giữa cây hoang đá vỡ, bất giác bùi ngùi thở dài: cớ sao sự hưng vong thành bại trải mới hai trăm mấy chục năm trời mà đã thành dấu vết cũ kỹ, theo nhau mà mai một hết cả? Liệu còn có ai xây dựng lại chăng? Từ khi có vũ trụ đã có núi này, khách tới chơi thăm kể đến biết bao nhiêu người mà nay đều về đâu hết cả? Về sau ta ngao du khắp bốn phương rồi làm quan tại triều, tạm giữ chức đài sảnh thì nơi ẩn cư xưa ở một góc trời ta chỉ còn đôi lúc mơ màng thăm trong giấc mộng mà thôi!
Mùa đông năm thứ hai, sau khi kim thượng lên ngôi, ta đang ở kinh sư, có nhà sư Trí Nhu ở núi đến bảo rằng: "Việc xây dựng lại tháp cũ khởi công từ năm đinh sửu, niên hiệu Khai Hựu, trải qua sáu năm nay đã hoàn thành, xin ngài viết cho bài ký. Công đức này của ngài không thể lường được mà sự báo phúc của đức Phật cũng không thể kể xiết. Lúc mới bói để xây tháp, sư Đức Vân mộng thấy hơn một ngàn người tụ tập ở đỉnh núi, trong đó có ba vị quý nhân tướng mạo đẹp đẽ nói với cả bọn rằng: "Các ngươi phải biết xây tháp là công việc tốt đẹp làm cùng cực cho tam đồ". Đến khi bắt đầu xây tháp, sư Đức Vân đêm nằm mộng thấy đấng Trúc Lâm Phổ Tuệ kết ấn giữ cho tháp yên vững. Đến khi các sư Đức Tịnh, Đức Minh kẻ trước người sau xây đường lên tháp đẩy rơi một tảng đá lớn, người theo đá mà rơi xuống lăn lộc cộc tới chừng mấy nhận, (1) những người trông thấy đều sợ hãi chạy tản hết, cho rằng thân thể tất phải tan tành. Khi rơi tới đất, vực dậy thì không thấy tổn thương chỗ nào cả. Tháp gồm bốn tầng, đêm tỏa hào quang, xa gần thảy đều trông thấy. Phàm những việc như thế đều do ở phép thần thông của đức Phật ra. Vả như tôi nghe nói rằng: Xưa A Dục Vương sai quỷ thần tạo tám vạn bốn ngàn ngôi tháp, người tới chiêm ngưỡng, cúng bái đều như mắt trông thấy Phật. Hình tháp khắc vào đầu gậy có thể trừ được yêu khí, ngôi tháp vượt qua biển, chốc lát ẩn khuất trong mây mù. Truyện không phải là quái gở, xưa nay đều phù hợp, vậy xin ngài cho khắc vào đá để truyền lại đời sau, giữ lại lâu dài nơi cõi Phật, dùng làm phương tiện tìm hiểu đạo nhà, như vậy há chẳng nên sao?"
Ta nói: Đức Thích Gia lấy tam không mà đắc đạo, khi tịch rồi, người đời sau ít phụng Phật giáo, mà chỉ làm mê hoặc chúng sinh. Thiên hạ có năm phần đất thì chùa chiền hết một phần: bỏ cả luân thường, hao phí tiền của. Bọn sư sãi thì dong dài, người khờ dại thì tin theo. Như vậy không biến thành yêu quỷ gian tà cũng thật là chuyện hiếm có! Tuy vậy, thầy là học trò ông Phổ Tuệ thâm hiểu phép Trúc Lâm, tu thân khổ hạnh, tinh thông được tam tu, giơ hai bàn tay không mà làm nên việc lớn, dám trèo lên tận chân mây chồng từng hòn đá, từ một tấc lên một thước, từ một thước lên một nhận, một bước tiến lên một bước, một tầng cao thêm một tầng, tới lúc đứng cao sừng sững, thế chạm trời xanh, tô thêm vẻ hùng vĩ cho non sông, so với tạo vật cũng đồng công. Việc như vậy há đâu bọn sư sãi tầm thường kia có thể sánh tày được!
Than ôi! Sau đây mấy trăm năm nữa, chốc lát cảnh tượng biến diệt, khiến ta cảm khái chẳng nhẽ lại không có được vài người như hạng sư Nhu hay sao!
Còn như non xanh nước biếc, bóng tháp dưới dòng sông, cưỡi chiếc thuyền con lúc chiều tà, thơ thẩn chơi quanh chân tháp, nâng mái bồng lên mà ngạo nghễ, gõ mạn thuyền mà ca khúc Thương Lãng, (2) thả sợi dây câu theo phong cách thanh cao của Tử Lăng, (3) du chơi năm hồ, thăm nơi hẹn cũ như Đào Chu (4) cảnh ấy tình ấy duy có ta với non sông ấy là biết mà thôi".
Trong sách "Tang Thượng Ngẫu Lục" của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án đã viết về núi Dục thúy như sau:
"Núi ở đất Tràng An xứ Thanh H&

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here