Cao Ziqiang, tuổi 75, nguyên phó hiệu trưởng trường Đại học Cao cấp Phật Giáo Tây Tạng Trung Quốc khẳng định: “Phật Giáo Tây Tạng nhấn mạnh sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Cho dù với một điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nhưng Tây Tạng đã làm một công việc bảo hộ thiên nhiên. Điều này có liên quan đến giáo lý Phật Giáo Tây Tạng, đã nghiêm chỉnh thực hành gìn giữ tâm thanh tịnh trong suốt quá trình tu học để nâng cao tâm linh của mình hòa hợp với thiên nhiên.”
Cao nguyên này đã ưu đãi cho Phật Giáo một môi trường lí tưởng rộng mở. Ở đó đã cung cấp cho những vị Lạt Ma những nhu yếu như thiền thất, rau cải và đất đai rộng rãi.
Vương quốc Phật giáo Lahsa
“Đất đai hiền hòa đã trở thành người bạn đồng hành của những tín đồ Phật Giáo,” ông Cao nói thêm: “Đồng thời, theo giới luật và nguyên tắc của Phật Giáo đã qui định cũng đã giúp bảo tồn môi trường sinh thái. Ví dụ như giới không sát sanh thực sự đã bảo hộ cho đời sống và trợ giúp cho sinh mạng của cả động vật và cây cỏ.”
Người Tây Tạng đã tự trọng mình bằng cách thực hành những giới luật này trong ý thức của họ và tu học bằng những lời dạy đó trong đời sống hằng ngày của họ. “Hệ thống sinh thái hiếm hoi dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã được người dân ở đây bảo vệ hết sức cẩn thận,” ông Cao nói.
Cư dân ở độ cao 4.900 mét so với mặt nước biển
Theo Cục Khí Tượng Trung Quốc, tỉ lệ gia tăng nhiệt độ ở Tây Tạng gấp 4 lần so với nhiệt độ trung bình của Trung Quốc. Vì thế cho nên, Tây Tạng đã phải chịu một khắc nghiệt lớn về vấn đề nóng lên của thời tiết. Đối với Phật Giáo, việc gần gũi với thiên nhiên là không thể khác đi được.
“Tuyết và băng tan nhanh đã làm thay đổi khí hậu và nhiệt độ gia tăng. Điều gì sẽ đến với những rặng núi thiêng ở Tây Tạng, bằng chứng là ngọn Qomolangma và Kangdese đã biến mất?”
Nơi tách biệt của thế giới
Ông Zhang nhấn mạnh rằng sự tan chảy đã đưa lại nhiều tai họa khốc liệt. Chẳng hạn như nguồn nước của 3 con sông Dương Tử, Mê Kông và sông Hằng, là do cao nguyên này cung cấp cho hơn một triệu dân châu Á. “Hậu quả sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu những con sông này chết?”
Bằng bất cứ giá nào, ông Zhang đã chỉ ra rằng trong một kỉ nguyên chưa bao giờ thay đổi, Phật Giáo Tây Tạng phải đối mặt với những thách thức khi xã hội và thiên nhiên môi trường bị phá hủy. “Tây Tạng không thể không ảnh hưởng cộng nghiệp chung với số phận của thế giới. Toàn cầu không thể tránh khỏi. Tốt hơn là phải hành động và suy nghĩ tích cực hơn là bảo thủ tiêu cực, nhằm để bảo vệ hành tinh chúng ta.”
Đời sống với Phật giáo
Ông Cao phát biểu: “Tây Tạng sẽ cho chúng ta thấy sự chính xác của hiểm họa thay đổi thời tiết toàn cầu. Nhưng Tây Tạng vẫn còn trong vùng bảo tồn sinh thái của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc phải chú trọng việc bảo vệ môi trường sinh thái và hoàn toàn tôn trọng nguyên tắc của nó. Tây Tạng hiện nay có hơn 20 khu bảo tồn thiên nhiên, chiếm 1/3 lãnh thổ.”
“Phật Giáo Tây Tạng cũng phải hiểu được quy luật vô thường. Triết học của mọi tôn giáo cũng vậy. Đồng thời khái niệm bảo vệ môi trường phải được tôn trọng và tuyên truyền hơn nữa cho nhiều người cùng hiểu, để thấy rằng niềm tin của Phật Giáo được hiểu đúng và đánh giá cao vai trò môi trường của Tây Tạng.”
Source: Xinhuanews