Trang chủ Phật giáo khắp nơi Diễn đàn Hội thảo Hội nghị Nữ giới Phật giáo thế giới...

Diễn đàn Hội thảo Hội nghị Nữ giới Phật giáo thế giới lần thứ XI

127
0

Sau phần nghi thức, diễn đàn Hội thảo được bắt đàu bằng tham luận “Những tấm gương tỉnh thức” do Ni trưởng Thích nữ Tịnh Thường trình bày. Đây là một đề tài giới thiệu về sự tỉnh thức của mỗi cá nhân trước sự phát triển cực độ của vật chất, bùng nỗ thông tin. Chỉ có sự tỉnh thức của cá nhân mới bình tĩnh trước cuộc đời để có chánh tư duy theo đúng lời Phật dạy. 

Để giới thiệu sự dấn thân của Nữ giới Phật giáo Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực từ thiện xã hội, Ni sư Thích nữ Huệ Từ giới thiệu với cử toạ đề tài “Ni giới Việt Nam dấn thân trong lĩnh vực từ thiện xã hội”. Có thể nói đây là một công tác góp phần chia sẻ những đau thương mất mát của đồng bào gặp khó khăn trong cuộc sống, gặp thiên tai bão lũ. Qua công tác từ thiện xã hội, hình ảnh nữ giới Phật giáo Việt Nam đã để lại trong lòng mọi người tấm gương đức hạnh, luôn lo cho đạo phục vụ cho đời.

Việt Nam có địa giới hành chánh rộng, mỗi vùng miền có những sắc thái, đặc thù khác nhau, tạo nên một đất nước Việt Nam phong phú, đa dạng về văn hoá. Thừa Thiên Huế ở giữa đất nước Việt Nam, là một trong những địa phương có nhiều bậc danh Tăng, danh Ni, để giới thiệu sự hình thành và phát triển Ni giới Phật giáo Thừa Thiên Huế với cử toạ, Ni sư Thích nữ Như Minh trình bày tham luận với đề tài “Sự đóng góp của các Ni trưởng Thừa Thiên Huế trong thế kỷ 20”.

Phật giáo Việt Nam có nhiều tổ chức, hệ phái sinh hoạt, tu học trong cùng một đại gia đình Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hệ phái Khất sĩ là một trong 9 hệ phái của Giáo hội, để giới thiệu với cử toạ một thành viên của Giáo hội, những đóng góp của Hệ phái Khất sĩ và hình ảnh một bậc tôn túc Ni của Hệ phái trong sự nghiệp hoằng dương Phật pháp, hộ quốc an dân, Ni trưởng Thích nữ Tố Liên trình bày đề tài “Đoá sen thiêng của Ni giới Hệ phái Khất sĩ”.

Con người sinh ra và lớn lên luôn có những hạn chế vốn dĩ, muốn khắc phục những nhược điểm của con người trong cuộc sống, giáo dục chính là nền tảng để con người trở nên hữu dụng, nâng cao đạo đức cá nhân, tư duy tốt. Trong nền giáo dục của nhân loại, giáo dục Phật giáo đã góp phần tích cực trong việc giáo dục con người sống và làm việc tốt hơn theo tinh thần bát chánh đạo và tứ nhiếp pháp. Ni sư Thích nữ Đàm Nghiêm giới thiệu với cử toạ đề tài “Giáo dục Phật giáo giữa các nền văn hoá”.

Theo quan điểm phong kiến, người thường có những nhược điểm, theo lời dạy của đức Phật thì người nữ cũng có khả năng làm việc, trí huệ như người nam, để chia sẻ với cử toạ về nhược điểm của người nữ, nữ Phật tử Nguyễn Thị Thanh Loan trình bày đề tài “Chuyển hoá nhược điểm thành lợi thế: Nữ Phật tử thực hành Phật pháp”.

Sau khi Đức Phật nhập diệt, Phật giáo được truyền bá đến các nước và hình thành hai truyền thống Bắc tông và Nam tông. Do những điều kiện chủ quan và khách quan, một số nước Phật giáo hình ảnh Ni giới không còn lưu giữ. Trước nhu cầu tu học của giới nữ, nên Hệ phái Phật giáo Nam tông hình thành hình thức tu nữ. Tu nữ Nam tông thực hành bát kỉnh pháp, tuân thủ các ưng học pháp …. Tu nữ Diệu Định giới thiệu với cử toạ đề tài “Tu nữ Nam tông Việt Nam”.

Bát kỉnh pháp do đức Phật chế định khi đồng ý cho nữ giới xuất gia, nhưng thời gian qua cũng có nhiều quan điểm khác nhau về việc bát kỉnh pháp có phải do đức Phật chế định hay không. Để làm sáng tỏ vấn đề bát kỉnh pháp có đức Phật chế định hay không, Ni sư Thích nữ Nhật Khương giới thiệu với cử toạ đề tài “Thử suy nghiệm đôi điều về mục đích ra đời của bát kỉnh pháp”.

Sau thời đại hoàng kim, Phật giáo Việt Nam có giai đoạn bị suy thoái về mặt tổ chức. Vào những thập niên 30 của thế kỷ 20, chư Tôn đức Tăng của Phật giáo Việt Nam phát động phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam. Trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam đã xuất hiện nhiều vị Tăng Ni tài đức để phát huy mạng mạch đạo pháp, làm lợi đạo ích đời. Trong số các bậc Tăng Ni tài đức được đào tạo từ phong trào chấn hưng, phải kể đến Sư trưởng Như Thanh. Nhằm giới thiệu với cử toạ về những hành trạng của Sư trưởng Như Thanh đối với việc hình thành Ni bộ Nam Việt (1956) và Ni bộ Bắc tông (1972), nữ Tiến sĩ Trần Hồng Liên trình bày đề tài “Sự hình thành của Ni bộ Nam Việt”.

Trong thời đại hội nhập và kết nối toàn cầu, nữ giới Phật giáo Việt Nam luôn thể hiện năng lực và trí huệ của mình trong công tác đối ngoại. Ni trưởng Thích nữ Huệ Hương giới thiệu đến cử toạ đề tài “Tinh thần đối ngoại của Ni giới trong thời đại hội nhập của Giáo hội Phật giáo Việt Nam”. Có thể đây là một đề tài được chuyển tải đến với cử toạ về trách nhiệm và bổn phận của nữ giới Phật giáo trong việc xây dựng và phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam với bạn bè trên thế giới.

Trong cuộc sống có những việc không như ý, muốn tạo sự thân thiện, đoàn kết giữa mọi người với nhau, do đó mỗi cá nhân phải thực hiện lời Phật dạy trong cuộc sống. Muốn áp dụng lời Phật dạy vào trong cuộc sống, nữ Phật tử Diệu Tịnh giới thiệu với cử toạ đề tài “Hạnh nhẫn nhục”.

Nữ Phật tử là một trong 4 chúng đệ tử của đức Phật. Trong việc hộ trì Phật pháp, xây dựng Giáo hội, nữ Phật tử có nhiều đóng góp tích cực. Để chia sẻ với cử toạ một số vấn đề có liên quan mã xã hội đang quan tâm, nữ Phật tử Hoa Ngọc trình bày đề tài “Những đóng góp của nữ Phật tử”.

Tại diễn đàn hội thảo chiều nay, có nhiều vị Ni và nữ Phật tử của nước ngoài trình bày tham luận như: Hai thế hệ danh ni Nepal, tác giả Punyawati Gurama; vị Tỳ kheo ni lỗi lạc của đảo Cheju, tác giả Hyangsoon Yi; Ngôi ssao sáng của Malaysia, tác giả Tỳ kheo ni Yan Zhi; Tỳ kheo ni Rei Miao: Hiện thân của các giá trị xuyên văn hoá, tác giả Malia Dominica Wong;Khi là khách mời của truyền thống tôn giáo khác, tác giả Beth Goldring.

Ngày 29 tháng 12 năm 2009 cho đến hết ngày 02/01/2010, diễn đàn hội thảo của Hội nghị được tiếp tục làm việc tại Hội trường và hội thảo nhóm.

 

Chư tôn đức Ni chứng minh và chủ toạ buổi hội thảo

Quang cảnh buổi hội thảo

Quý đại biểu tham dự hội thảo

Ban điều khiển hội thảo

NS. Thích Nữ Tịnh Thường đọc tham luận với đề tài:"Nữ giới Phật giáo: Những tấm gương Tỉnh thức"

NS. Thích Nữ Huệ Từ đọc tham luận với đề tài:"Ni giới Việt Nam Dấn thân trong Lĩnh Vực Từ thiện xã hội"

NS. Thích Nữ Như Minh đọc tham luận với đề tài:"Sự đóng góp của các Ni trưởng Thừa Thiên Huế trong thế kỷ 20"

NS. Thích Nữ Tố Liên đọc tham luận với đề tài:"Đoá sen thiên của Ni giới hệ phái Khất sĩ"

NS. Thích Nữ Đàm Nghiêm đọc tham luận với đề tài:"Giáo dục Phật giáo giữa các nền văn hoá"

Bà Nguyễn Thị Thanh Loan đọc tham luận với đề tài: "Chuyển hoá Nhược điểm thành Lợi thế: Nữ Phật tử thực hành Phật Pháp"

Tu Nữ Diệu Định đọc tham luận với đề tài: "Tu nữ Nam Tông Việt Nam"

NS. Thích Nữ Nhật Khương đọc tham luận với đề tài: "Thử suy nghiệm đôi điều về mục đích ra đời của Bát Kỉnh Pháp"

PGVN 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here