Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi Công án Trần Nhân Tông: "chìa khóa để đạt giác ngộ chân...

Công án Trần Nhân Tông: "chìa khóa để đạt giác ngộ chân lý tuyệt đối, cưú cánh…"

140
0

Có thể nói công án thiền học của Trần Nhân tông nằm gọn trong hai câu ngắn ngủi mà tôi đã dẫn ra trong “Công án Trần Nhân Tông I.” nhân chuyến đi lên Yên tử: “Hiểu theo như trước là chẳng phải.” Và : “Mỗi lần nêu ra một lần mới

Hai câu này nằm trong “Bài giảng tại chùa Sùng nghiêm” :

“Một vị tăng hỏi :
Thế nào là Phật ?

Đáp :
Hiểu theo như trước là chẳng phải

Lại tiến lên hỏi :
Thế nào là Pháp ?

Đáp :
Hiểu theo lối trước là chẳng phải.

…Lại đứng lên hỏi :
Thế nào là Tăng ?

Đáp :
Hiểu theo lối trước lại chẳng phải.”

Cũng trong bài giảng này, trả lời câu hỏi của Thiền sinh :
Dùng công án cũ để làm gì ?

Đáp :
Một lần nêu ra một lần mới.
(Lê Mạnh Thát, Trần Nhân Tông, tr. 419, 420, 421))

Công án này chở trọn tư tưởng chủ yếu của Trần Nhân Tông về vấn đề tri thức luận Phật học như là chìa khóa để đạt giác ngộ chân lý tuyệt đối, cưú cánh Niết bàn. Chúng ta biết rằng, sau khi nhập diệt, Đức Phật đã để lại cho hậu thế không gì khác hơn làsự tin chắc vào ngọn đuốc của trí tuệ qua chính thí dụ tuyệt hảo của ngài. Tư tưởng Phật học không dựa vào một đấng Thượng đế để được mặc khải chân lý mà dựa vào trí tuệ của con người để giác ngộ chân lý. Kẻ truyền thừa của Đức Phật có trong tay không gì khác hơn là chính tri thức mà con người thâu lượm được trong quá trình đi tìm chân lý giải thoát.  Bậc thang thứ nhất để chuyển Pháp luân là bậc thang chánh kiến. Do đấy có thể nói lịch sử của triết học Phật giáo là lịch sử tri thức luận Phật học dù đó là tiểu thừa hay đại thừa Phật giáo.

Bài viết sẽ không đặt vấn đề đánh giá một Trần Nhân Tông lừng lẫy trong lịch sử Việt Nam, mà chỉ xét đến người sáng lập ra Thiền Tông Việt Nam đã nói gì với chúng ta với tư cách của một người Phật tử Việt nam trong việc chuyển đạt giáo lý của Đức Phật, và từ đó tìm hiểu ý nghiã tinh yếu của Thiền tông Việt nam.

Bài viết này cũng không đề cập đến những tham khảo về Trần Nhân Tông vàThiền học Việt nam đã được các vị cao tăng cũng như  các thức giả cao kiến uyên bác đã  truyền giảng, nghiên cứu mà chỉ tập trung – như một cách quán tưởng – vào công án nói trên. Nói quán tuởng có nghiã là đi tìm chiều sâu, chứ không phải chiều rộng của vấn đề, đồng thời cũng có nghiã là vừa tìm vừa ứng dụng, vừa phân tích vừa tổng hợp – một phương pháp tri thức luận nhất quán của triết lý Phật giáo.

Triển khai công án :

Với hai câu ngắn gọn nói trên, có thể nói trọng tâm bài giảng của Trần Nhân Tông ở chùa Sùng Nghiêm đả động đến 3 vấn đề then chốt của tư tưởng Phật giáo trên hai lãnh vực :

1.Làm thế nào để đạt được chân lý (câu hỏi “Thế nào là Phật ?”) – mà đó là chân lý giải thoát –

2.và chân lý này được truyền đạt như thế nào cho người khác để người ấy có thể lý hội được trọn vẹn (vế đầu của câu trả lời “HIỂU theo lối trước”)

Hai khiá cạnh này thuộc vào lãnh vực tri thức luận và phương pháp luận : Học và hiểu, hay TRI THỨC. Tạm gọi ở đây TRI THỨC LUẬN TRẦN NHÂN TÔNG

3.Điều kiện cần và đủ cho sự thực hành chân lý giải thoát là gì ?

Câu hỏi này thuộc vào lãnh vực thực hành : Đạo đức học hay HÀNH ĐẠO hay ĐẠO ĐỨC HỌC TRẦN NHÂN TÔNG.

Trong lúc 1. và 2. nằm trong câu trả lời thứ nhất “Hiểu theo lối trước lại chẳng phải”, vấn đề thứ 3. liên quan đến câu trả lời “Mỗi lần nêu ra một lần mới

Ba khía cạnh này bao gồm câu hỏi thông suốt cả lịch sử triết học từ đông sang tây, từ khi tiếng nói, ngôn ngữ được dùng để làm phương tiện truyền đạt : Làm thế nào TRI (lý thuyết) HÀNH (thực tế) hợp nhất ?Hay nói cách khác : Có thể có một tri thức toàn hảo mà khi con người nắm vững tri thức ấy thì sự thực hành toàn hảo trực tiếp xảy ra không cần có một mệnh lệnh bên ngoài sai khiến ? Đạo Phật trả lời CÓ với viễn tượng của một tri thức gọi là LIỄU TRI hay tri thức Bồ đề phân biệt với tri thức thông thường, và tri thức này – Kant sẽ gọi đó là tri thức khoa học theo nghiã hẹp là tri thức đúng thực, xác thực – chính là sự giác ngộ chân lý xảy ra đồng thời với sự giải phóng khỏi khổ đau, sinh tử, thực chứng niết bàn. Muốn đạt được TRI – HÀNH hợp nhất này Thiền sinh cần phải triển khai trí tuệ của mình như thế nào ? Đó là câu hỏi then chốt của tri thức luận Phật hoàng Trần Nhân Tông.

(còn nữa)

T.K.L

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here