Cô đề nghị giới trẻ áp dụng các nguyên lý của giáo pháp Phạm trú trong đời sống của họ.
Công chúa đã chủ trì buổi khai mạc hội nghị quốc tế “Phật Giáo và Khoa Học” tại viện đại học Nghiên Cứu Tôn Giáo Mahidol University. Toàn bộ gồm 256 tu sĩ và các giới từ 9 quốc gia tham dự hội nghị trong ba ngày này để kỷ niệm lễ sinh nhật lần thứ 80 của Đức Vua vào tháng 12.
Giảng sư phụ tá Giáo sư giám đốc Đại học Pinit Ratanakul kể lại “Công chúa đã phát biểu rằng buổi thảo luận rất thích đáng và sẽ giúp dân chúng hiểu được là Khoa học và Phật giáo có tác động mạnh mẽ hỗ trợ lẫn nhau và có thể cùng phối hợp với nhau.”
“Đức Vua đã áp dụng cả hai lãnh vực Phật giáo và khoa học trong việc giúp dân chúng qua các kế hoạch, nhất là với đức hạnh từ bi của Ngài và lòng mong muốn mang lại hạnh phúc xóa đi nỗi thống khổ của người dân. Pinit nhắc lại lời công chúa đã nói.
“Cả hai đều quan trọng đối với sự nghiên cứu về tâm thức của nhân loại để mang lại sự an trú và tinh thần lành mạnh trên gương mặt của một nếp sống hiện đại nhiều hỗn loạn đổi thay.” Công chúa phát biểu như vậy.
Cô đề nghị giới trẻ nên áp dụng các giáo pháp Phạm trú các hạnh từ bi hỷ xả trí tuệ vào đời sống và diễn tả sự hài lòng rằng trong cuộc hội nghị còn có tổ chức các buổi thực hành thiền, theo lời ông Pinit.
Alan Wallace, giám đốc Viện Nghiên Cứu Tri Thức tại California đã phát biểu với mọi người rằng trong khi Phật pháp nhấn mạnh vào kinh nghiệm hơn là lý do, nó cũng nhắm vào lý do hơn là sự mê tín và như vậy cho thấy Phật giáo tương quan với khoa học hơn những tôn giáo khác.
Ông còn nói “Như Phật giáo có tất cả các đặc trưng của một tôn giáo nhắm vào đạo đức, sự công bằng và tự do tôn giáo, nó có thể là kết nối giữa khoa học và tôn giáo.”
Wallace nói nhiều người tin rằng Phật giáo và khoa học không thể đi chung với nhau bởi vì Phật giáo thuộc về tâm thức và thiền định cùng với những vấn đề phức tạp đã được ghi chép trong kinh sách từ thời xa xưa.
Ông nói rằng “Nhiều ngôi chùa cũng giống như các viện bảo tàng nơi mà người ta đến để chụp hình mà không áp dụng các giáo pháp trong đời sống hiện đại của họ.
Nếu Phật giáo có thể được diễn giảng trong cách nhìn khoa học thì nó sẽ gần với đời sống con người hơn, thế hệ trẻ sẽ đánh giá cao giá trị của Đạo Phật.”
Ông thúc đẩy chư tăng nên cởi mở trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong vấn đề giảng giải những nguyên lý tôn giáo.
Công chúa Maha Chakri Sirindhorn