Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo trong nước Ni giới trong giai đoạn mới

Ni giới trong giai đoạn mới

176
0

Có thể nói trong nhiều nhiệm kỳ qua từ khi GHPGVN thống nhất cả nước 1981, dù các hoạt động của chư Ni Việt Nam luôn luôn có mặt trong cộng đồng Tăng già nhưng chưa thể hiện được vai trò chủ động trong lòng giáo hội. Ở nhiệm kỳ V Sư bà Từ Vân (Thích Nữ Như Huy) tha thiết mong muốn chư Ni có một tổ chức Ni giới,Sư bà đã đích thân đi vận động cầu thỉnh chư vị lãnh đạo giáo hội bằng nhiều phương cách và đã phát biểu trong đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc tại Hà nội về việc cho chư Ni được thành lập lại bằng tên gọi Ni Bộ như trước năm 1975, nhưng mãi đến nay ước mong của Sư Bà Như Huy nói riêng và các vị trưởng lão Ni Việt Nam mới thành hiện thực.

Vai trò và lịch sử cộng đồng Phật giáo thế giới về người phụ nữ đang được phát huy tích cực nhằm tạo cho giới nữ xuất gia có trách nhiệm và nghĩa vụ trước cộng đồng xã hội cũng như tổ chức Phật giáo. Riêng ở Việt Nam do hoàn cảnh lịch sử mà hơn 30 năm qua việc giao cho Ni giới có một đặt trách riêng chưa thể thực hiện được do nhiều yếu tố nhưng có lẽ theo tôi yếu tố nhân sự lãnh đạo Ni chúng là trọng tâm nhất.Tuy nhiên bên cạnh đó cũng do quan niệm, yếu tố khách quan của hoàn cảnh và nội tình của sinh hoạt Phật giáo Việt Nam.

Đối với Phật giáo chư Ni vẫn chịu áp lực của công đồng Tăng già vì tinh thần bát kỉnh pháp mà từ thời kỳ Đức Phật còn tại thế đã quy định,dù có người cho rằng cần phải nhìn lại vấn đề Bát kỉnh Pháp nhưng vấn đề này cho thấy ngay cả đa phần các vị Ni trưởng cũng không đồng thuận về quan điểm này,không phải chỉ có các bậc tôn túc trưởng lão lãnh đạo giáo hội.

Ở đây không phải là chỉ trong phạm vi phụ nữ trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong giai đoạn xã hội đòi “ bình đẳng nam nữ”. Nhưng đây là trong lãnh vực tôn giáo mà nó bao hàm suốt quá trình lịch sử từ khi Ni giới có mặt trong hàng ngũ xuất gia,được quy định bởi giới luật mà Đức Phật cùng các vị tổ sư tiếp nối duy trì mạng mạch của Phật Pháp. Chúng ta hãy gạt qua tất cả những điều mà dư luận trong Phật giáo hiện nay đặt vấn đề “Bát Kỉnh” mà chúng ta phải đặt trong bối cảnh Ni giới phải có vai trò nhiệm vụ phát huy tích tích cực góp phần cùng với giáo hội trong việc truyền bá chánh pháp của Phật đang đứng trước vấn nạn của đời sống xã hội hiện nay.

Sự ra đời của Phân ban Ni giới tuy có muộn sau gần 30 năm từ khi Ni trưởng Như Thanh được chư vị lãnh đạo Phật giáo năm 1975 giao nhiệm vụ lãnh đạo Ni Bộ Bắc Tông cho đến ngày viên tịch.Ngày nay PGVN đang đòi hỏi người nữ xuất gia phải thực hiện chí nguyện và phát huy vai trò và nhiệm vụ trong các lãnh vực mà xã hội phát triển mong muốn người nữ phải đóng góp, xóa tan ý tưởng tự ty mặc cảm mà chư Ni muôn đời đều ước nguyện “ chuyển nữ vi nam”. Chính câu nói truyền khẩu này đã làm cho người nữ gới xuất gia luôn luôn khép mình trong đời sống an phận thủ thường,vì tất cả đều có chư Tăng lo liệu và quyết định mà theo lẽ sẽ nhiệt quyết hơn,tích cực hơn trong lòng Giáo hội.

Lịch sử Chư Ni Việt Nam đang chờ đợi người xuất gia nữ phải thể hiện vai trò mà lịch sử PGVN giao phó nhằm hoàn chỉnh về nội tình cũng như những động thái tích cực hoạt động trong giai đoạn mới cũng như sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here