Đại lễ Vesak 2009-PL 2552 sẽ được tổ chức tại
Đến tham dự có khoảng 116 Trường Đại học trên thế giới với 3000 đại biểu là Viện trưởng, Phó viện trưởng các trường đại học các vị giáo sư, các nhà nghiên cứu Phật học. Được biết Hiệp hội các trường đại học Phật giáo thế giới được hình thành trong Đại lễ Phật Đản 2007, Giáo sư Lê Mạnh Thát Phó viện trưởng Học Viện Phật giáo tại Tp Hồ Chí Minh là thành viên của hiệp hội.Đoàn Phật giáo Việt Nam gồm có 22 thành viên của một số trường Cao Đẳng Huế,Bà Rịa Vũng Tàu,Cần Thơ,Bạc Liêu,Học Viện Phật giáo Việt Nam Tp Hồ chí Minh và Huế. Trong phần phát biểu khai mạc HT Tiến sĩ Dharmakosajarn đã nói “ Hội nghị lần này nhằm mục đích tạo sự giao lưu giửa các trường Đại Học,chia sẽ những kinh nghiệm và hổ trợ nhau trong cộng đồng Phật giáo trên thế giới,dù Nam truyền, Bắc truyền hay Kim Cương Thừa không có gì khác nhau,vì tất cả chúng ta đều có một mục đích chung là con đường đi đến giác ngộ giải thoát khỏi sự khổ đau,giải quyết những khó khăn thách thức hiện nay trên thế giới. Trong sự phát triển toàn cầu hiện nay việc tạo sự nối kết chia sẽ về thông tin với nhau đóng góp cho nền giáo dục Phật giáo của các nước sẽ góp phần tạo nên môi trường giáo dục học hỏ lẫn nhau, giúp cho thế hệ trẻ của Phật giáo càng ngày càng phát triển”.Cũng trong dịp này HT Tiến sĩ Dharmakosajarn cũng cho biết IOC Quốc Tế đã quyết định giao cho Thái Lan tổ chức Vesak năm 2009-PL 2552.. Phó Vua Sãi Thái Lan cũng là chủ tịch Tăng Già Thái Lan cũng đã đến chứng minh và phát biểu với Hội nghị, Ngài cho rằng Hội nghị lần này rất uan trọng vì nó giúp cho Phật giáo trên thế giới vững mạnh, HT kêu gọi mọi người dù sống khác nhau về văn hóa,ngôn ngữ, lãnh thổ… nhưng tất cả chúng ta đều là người con Phật cùng chung một mục đích,cho nên cần có sự đoàn kết thương yêu nhau như huynh đệ.Theo lời Đức Phật dạy sự hội hợp là yếu tố đem lại sự hưng thịnh để đem lại lợi ích cho chúng sanh và loài người”. Theo như chương trình Hội thảo đạo đức Phật giáo có 7 chủ đề chính: 1-Đạo Đức Phật giáo về văn chương, 2. Đạo Đức Phật giáo và phát triển xã hội, 3.Đạo Đức Phật giáo và văn học ;4.Đạo Đức Phật giáo và văn hóa tâm linh, 5. Đạo Đức Phật giáo và giáo dục, 6.đạo đức Phật giáo và khoa học, 7.Đạo Đức Phật giáo và kinh tế,Phật giáo và chính trị. Buổi chiều cùng ngày Hội nghị đã nghe các vị giáo sư,học giả các nhà nghiên cứu về đạo đức học Phật giáo trình bày và sau đó trao đổi hội thảo sôi nổi với sự chủ trì của Thượng tọa Tiến sĩ Dharamasami giáo sư trường Đại học Mahachulalongkorn cùng với 4 giáo sư của các trường Đại học cùng trao đổi thảo luận xoay quanh chủ đề “ đạo đức học Phật giáo” qua kinh tạng Bắc truyền và Nam truyền, các đại biểu đặt đã đặt vấn đề chất vấn các giáo sư học giả chủ tọa đoàn. Ngày mai 14.09.2008 Hội thảo tiếp tục chia ra từng nhóm chủ đề khác nhau đễ cùng thảo luận. Đây là tiền sảnh(Lobby) của Hotel Richmond nơi các đại biểu ở trong những ngày Hội nghị Ngôi Chùa mới được xây dụng chưa hoàn thành,cách Bangkok khoảng 40 km Phía dưới là Hội trường chứa khoảng 3000 người Các vị Sư tụng kinh cầu nguyện hòa bình GS Lê Mạnh Thát (người mặt áo lam) ngồi hàng ghế đầu Quang cảnh của hội nghị thượng đỉnh HT Tiến sĩ Dharmakosajarn(người ngồi bên trái) và các vị đại biểu Toàn cảnh của Hội trường từ phía sau nhìn lên Thượng tọa Tiến sĩ Dharamasami (ngồi giửa) và 4 giáo sư các trường Đại học trong hội thảo
nơi đây cũng là cơ sở của trường Đại học Mahachulalongkorn