Lược sử cố Hòa thượng Trừng Văn Giác Nguyên (1877-1980)

Hòa thượng thế danh là Đặng Ngộ, sinh năm Đinh Sửu, 1877, tại xã Phủ Trung, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Năm 6 tuổi, cha mẹ đều mất, được bà cô ruột nuôi dưỡng; sau đó, lại được Thái giám Nguyễn Đình Huề xin đem về Huế, nuôi cho ăn học, rồi đổi ra họ Nguyễn Đình.

Hoà thượng Thích Phước Huệ (1874 – 1963)

BBT: Nhân Hội nghị Văn hoá Phật giáo toàn quốc - tuần văn hoá Phật giáo đang diễn ra tại thành phố biển Nha Trang (29/11-5/12/2009). BBT giới thiệu đến quý độc giả đôi nét về tiểu sử cố Hoà thượng Thích Phước Huệ, một vị cao tăng đã vì tiền đồ đạo pháp, vì sự nghiệp đào tạo Tăng tài mà cúng ngôi chùa Hải Đức Nha Trang để làm Phật học viện Trung phần, một dấu son sáng chói của lịch sử Phật giáo Khánh Hoà.

Một vài nét chấm phá qua những bài thơ của HT. Thích Trí Thủ

Qua sự nghiệp trước tác và dịch thuật của Hòa Thượng thì phần thơ chiếm một tỷ lệ quá ít đối với các phần dịch thuật và sáng tác khác nhất là về Luật và, còn ít hơn nữa đối với cả một đời Ngài đã bỏ ra phục vụ đạo pháp và dân tộc, qua nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhau nhất là giáo dục và văn hóa là chính của Ngài.

Xem bốn bức tranh Quán Thế Âm nhớ Sư bà Diệu Không

Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không (1905-1997), nguyên Trú trì chùa Hồng Ân, người nổi tiếng với hạnh nhẫn nhục và đức độ trọng Tăng mà mỗi khi nhắc đến Sư bà, người Huế đều tỏ lòng kính ngưỡng.

Thầy tôi trong cõi gió trăng

Lời BBT: Hòa thượng Thích Thiện Siêu (1921-2001), nguyên thành viên Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Trú trí Tổ đình Từ Đàm (Huế), viên tịch vào ngày 17-8 Tân Tỵ (3/10/2001). Sự ra đi của Ngài đã để lại niềm kính tiếc trong lòng nhiều Tăng Ni, Phật tử ở trong và ngoài nước. Nhân dịp kỷ niệm húy nhật Hòa thượng, trang tin Liễu Quán trân trọng đăng lại bài viết của Giáo sư Cao Huy Thuần trong tâm niệm thắp nén hương lòng dâng lên Ngài để tưởng nhớ về một bậc tông tượng thiền lâm đã có nhiều đóng góp lớn lao cho đạo pháp và dân tộc.

Cụ Phan Bội Châu với Phật giáo xứ Huế

Là một nhà yêu nước, suốt đời hy sinh cho sự nghiệp giành độc lập của dân tộc, cụ Phan Bội Châu (1867-1940 ) còn là một nhà văn, nhà thơ xuất sắc của văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20. Am tường Nho học, Dịch học, cụ Phan cũng rất hiểu Phật học. Gần mười lăm năm sống ở Huế (1926-1940), cụ Phan đã tiếp xúc với không khí, cảnh Thiền tại đây và đã có nhiều ghi nhận, cảm nhận, bày tỏ, tâm đắc đáng chú ý:

Hòa thượng Linh Cơ (1823-1896) chùa Tường Vân-Huế

Hòa thượng giáo thọ chùa Tường Vân-Huế, vốn là người họ Nguyễn, người ở Phú Trạch, tỉnh Quảng Nam. Ngài sinh năm Minh Mệnh thứ Tư (Quí Mùi-1823). Mười bốn tuổi xuất gia ở chùa Long Quang. Năm mười chín tuổi, ngài được Hòa thượng Nhất Định làm lễ thế độ cho, ban pháp danh Hải Toàn, tự là Linh Cơ.

Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (1691–1725) với đại giới đàn đầu tiên ở Thuận...

Thiền sư Thạch Liêm đến Thuận Hóa, Phật sự của ông khá nhiều. Song quan trọng nhất là việc mở đại giới đàn, từ mồng một đến mồng tám tháng tư năm Ất Hợi (1695), trong đó có phần đóng góp rất mạnh của Minh Vương Nguyễn Phúc Chu, một Phật tử nhiệt thành nhất trong 9 vị chúa Nguyễn ở Thuận Hóa - Nam Hà.

Thương nhớ Bác Siêu

Hôm nay tuy đã về cõi chơn thường, nhưng bác vẫn như đang trước mắt. Phải chăng vì hình bóng và đức hạnh của bác đã in đậm trong tâm hồn dân Huế, mãi hằng còn trên mọi đường mòn của Huế thương...!

Thiền sư Thạch Liêm (1633-1702)

Thiền sư Thạch Liêm hiệu Đại Sán Hán ông, quê ở tỉnh Giang Tây, Trung Hoa, có tài, học vấn uyên bác, các thứ thiên văn địa dư, toán số, cho đến viết, vẽ đều rất tinh xảo, lại sở trường về thơ phú. Cuối đời nhà Minh, Sư không chịu ra làm quan, từ biệt mẹ già, cắt tóc đi tu, rồi vân du khắp nơi. Sư là môn đồ Thiền sư Giác Lãng tông Tào Động ở Trung Hoa.

Bài xem nhiều