Tu viện, Tháp Phật ở Tích Lan

Tích Lan mang tên Cộng hòa Sri Lanka từ 1956 là một hòn đảo có núi cao nằm về phía nam Ấn Độ, cho đến 1948 còn thuộc Vương Anh quốc Ấn Độ. Tuy nhỏ, đảo nầy có hai nền văn hóa, ngôn ngữ và đạo giáo khác nhau.

Chùa Quang Ðức

Chùa Quang Đức được xây dựng trên cánh đồng làng An Vân Hạ, huyện Hương Trà, cách Kinh thành Huế hiện nay độ vài cây số về hướng tây bắc. Hiện tại vùng này được chia về địa vực Thành phố Huế, xã Hương Sơ, đường Lý Nam Đế.

Vai trò, vị trí chùa Từ Đàm theo dòng lịch sử xứ Huế

Kể từ khi Tổ Minh Hoằng Tử Dung cắm tích trượng khai sơn Ấn Tôn thiền thất đến nay đã gần 300 năm. Lúc đầu là Ấn Tôn Tự rồi sau hơn 1 thế kỷ rưỡi trở thành Từ Đàm Tự. Khí thiêng sông núi un đúc, làm cho đạo mạch Ấn Tôn - Từ Đàm lưu trường. Tùy cơ duyên khế hợp của từng thời đại, chùa Từ Đàm đã thể hiện triết lý “Tùy duyên bất biến” của đạo Phật rốt ráo

“Ai đi qua miền Trung, sớm hôm chuông chùa nhẹ rung...

Ôi! anh linh bóng chùa Từ Đàm,

Nơi Bắc Nam nối nguồn đạo vàng... Từ Đàm ơi!...”.

Chùa Quy Thiện

Chùa Quy Thiện tọa lạc tại thôn Tứ Tây, xã Thủy An, TP. Huế. Chùa được xây dựng vào năm Quý Hợi (1923) dưới thời vua Khải Định (1917-1925) do Đông Các Đại học sĩ, Nam tước, Thượng thư Thái Văn Toản, pháp danh Như Cơ, hiệu Thiện Khê, cùng phu nhân là bà Công Tôn Nữ Lương Cầm, pháp danh Thanh Thiện tạo lập.

Chùa Ưu Đàm

Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 40km về hướng bắc, dọc theo con đường quốc lộ đến cầu Mỹ Chánh rồi rẽ theo đường 49B về khoảng 4km thì đến chùa Ưu Đàm. Chùa toạ lạc trên một khu đất gò nổi thuộc Giáp Tư thôn Ưu Điềm (Đàm) xã Phong Hoà, huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Chùa Thiên Mụ trong thắng cảnh Huế

Ngay sau khi Doãn Quốc Công Nguyễn Hoàng (1558 - 1613) vào trấn thủ đất Thuận Hóa, ông đã để ý đến việc lập chùa. Năm 1601, ông đã bắt đầu cho xây dựng chùa Thiên Mụ ở xã Hà khê, huyện Hương Trà. Năm sau, vào ngày Vu Lan, chúa đến chùa Thiên Mụ lập trai đàn và làm lễ bố thí. Chúa lại cho dựng chùa Sùng Hóa trên nền một ngôi chùa cổ ở xã Triêm Ân, huyện Phú Vang. Năm 1607, chúa cho lập chùa Bảo Châu ở Trà Kiệu, Quảng nam.

CHÙA QUỐC ÂN: Dấu ấn văn hóa Phật giáo xứ Đàng trong

Chùa tọa lạc tại phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chùa do Thiền sư Nguyên Thiều khai sáng vào khoảng cuối thế kỷ XVII, mang tên chùa Vĩnh Ấn. Năm 1689, Chúa Nguyễn Phúc Trăn mới đổi tên chùa, ban tấm biển "Sắc Tứ Quốc Ân Tự".

Thừa Thiên Huế: Khánh thành chùa Từ Nhơn Phổ Tế

Chùa Từ Nhơn Phổ Tế do Ngài Hưng Nghĩa khai sơn từ đời Vua Thành Thái (1889-1907). Đến đời vua Bảo Đại thứ 8 ban biển hiệu "Sắc Tứ Từ Nhơn Tự". Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian khắc nghiệt chùa đã nhiều lần xuống cấp và nhiều lần được trùng tu và sửa chữa đến tháng 9 năm 2006 chùa được tăng chúng tiến hành đại trùng tu. Sau hơn một năm thi công đến nay chùa đã hoàn thành với kiểu dáng chùa trùng thiềm điệp ốc gồm ba phần tiền đường trang trí chuông trống Bát nhã và thờ Hộ pháp-Tiêu Diện, chánh điện thờ Phật, Bồ tát và hậu liêu thờ chư tổ và tiền hiền hữu công.

Chùa Huế xưa và nay

Hiện nay ở Huế có khoảng vài trăm ngôi chùa lớn và nhỏ. Bao mhiêu tượng Phật, tượng Bồ Tát, chuông, khánh đồng, khánh đá và nhiều văn vật khác của Phật giáo các thời Lê, Trịnh, Nguyễn còn lại đang được thờ tự và bảo quản tại các chùa

Bài xem nhiều