Luận về vấn đề Tăng quan

NSGN - Tăng quan luận (僧官論) là một trong những bộ luận do ngài Thích Ngạn Tông (557-610)1 trước tác, nhằm thuyết minh và lý giải các chức vụ do chư Tăng đảm nhiệm (廣明僧職)2.

Phật Giáo Như Là Một Triết Học Hay Một Tôn Giáo

Trước khi xác định Phật Giáo như là một hệ thống tư tưởng triết học (Buddhism as a philosophy) hay như là một tôn giáo (Buddhism as a religion), chúng ta sẽ tìm hiểu triết học là gì? và Phật giáo là gì?

Nhân mùa Phật đản, lại bàn về sự tích Phật Tổ

NSGN - “PHẬT GIÁO LƯỢC KHẢO” của Phạm Quỳnh (1892-1945) viết từ năm 1920 (Nam Phong số 40, tháng 10-1920), sau in trong sách Thượng chi văn tập, Tập 4, tuy chỉ là một bài khảo cứu dài, nhưng vẫn đủ vóc dáng của một tập sách, và đấy là tác phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên khảo cứu về Phật học tương đối đầy đủ của giới trí thức Việt Nam thế kỷ XX(1).

Ảnh hưởng Phật giáo trong Pháp luật triều Lý

Đạo Phật đã ảnh hưởng trong pháp luật không những về lòng từ bi, lòng khoan dung mà còn ảnh hưởng về cách đối xử với phạm nhân nữa. Đạo Phật rất tôn trọng giá trị của con người và vì giới cấm nói dối cũng được giữ gìn, nên không bao giờ dám kết tội ai một điều gì khi chưa nắm đủ yếu tố buộc tội; và do chỗ đó nên phải đối xử tử tế với người không có tội.

CHÂN LÝ TƯƠNG ĐỐI VÀ CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI

Chân lý tuyệt đối không có ở bên ngoài, mà nằm sẵn ngay nơi chúng ta. Chúng ta muốn tìm nó, phải biết quay lại mình, đừng chạy ra ngoài tìm kiếm vô ích. Chân lý tuyệt đối nơi mình, chính là ông chủ của mình, nhận ra ông chủ thì mọi chân lý trong vũ trụ đều thấy rõ. Nhận ra và sống được với ông chủ của mình thì, vòng luân hồi chấm dứt, mọi khổ đau hết sạch, được giác ngộ giải thoát hoàn toàn.

Phật học và Huyền học luận về vô tri

Bất luận Phật giáo hay Đạo giáo đều theo đuổi mục đích giải thoát thông qua sự tu luyện. Để đạt đến mục đích ấy, người tu hành cần phải có trí huệ bát nhã thấy suốt chân đế, hoặc trí huệ vô thượng mới có thể triệt ngộ đạo tính. Chỉ có sự quán chiếu của loại trí huệ này mới có thể đạt đến diệu pháp tu luyện giải thoát

Từ sự suy vong của Phật giáo ở Ấn Độ nghĩ về Văn hoá...

…Người ta nói Phật giáo mất dấu ở Ấn Độ là do người Hồi giáo, từ thế kỷ thứ tám đến thế kỷ thứ mười hai đã phá hoại, san bằng những Thánh tích và giết sạch những tu sĩ Phật giáo. Nhưng với người viết bài này, Phật giáo Ấn Độ không đơn thuần suy vong bởi những phá hoại ấy mà do chính những người vẫn hằng ngày thờ lạy Đức Phật…

Gyatongpa: Bộ kinh Bát Nhã viết tay nổi tiếng của Bhutan

Khi Michael Hawleu, giáo sư Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), xuất bản cuốn sách lớn nhất thế giới: Bhutan – Cuộc phiêu lưu tới vương quốc cuối cùng trên dãy Himalaya, có lẽ ông không biết rằng trong một ngôi chùa xa xôi ở Bhutan hiện đang lưu giữ cuốn sách còn nặng hơn cuốn sách khổng lồ nặng 60 kg của ông. Cuốn sách này là thảo bản viết tay gồm tám ngàn kệ tụng Trí tuệ Bát Nhã (Maha Prajnaparamita), được lưu giữ trong tu viện Gangtey, nặng 80 kg với vẻ đẹp tuyệt vời, tạo nhiều cảm xúc thiêng liêng cho người nhìn thấy.

BẢN CHẤT THỜI GIAN VỚI Ý NGHĨA GIẢI THOÁT CỦA ĐẠO PHẬT

Thời gian có lẽ là một phạm trù gây nên những băn khoăn nhiều nhất cho triết học, khoa học, tôn giáo và con người nói chung bởi nó là điểm trụ của mọi hình thái tồn vong vũ trụ.

NHÂN BẢN ĐẠO PHẬT SỰ GIẢI THOÁT CỦA CON NGƯỜI HIỆN ĐẠI

Ngược trở lại những năm tháng xa xưa, ta thấy con người hầu như có rất ít vấn đề phải đối phó. Cho dù nếu không giải quyết được thì họ cũng không vì vậy mà phải tự tử như thời hiện đại! Người ta cứ hồn nhiên sống, tranh đấu. Thành hay bại dường như đã được an bài bởi một đấng tối cao nào đó.

Bài xem nhiều