Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Nghiên cứu kho kinh Phật cổ của một nhà sưu tập

Nghiên cứu kho kinh Phật cổ của một nhà sưu tập

218
0

Khoảng 1.000 bản kinh bằng các ngôn ngữ Phạn và Tây Tạng cổ có từ 1.000 năm trở lại đây. Bộ sưu tập bao gồm hơn 70 bản kinh hiếm được viết trên lá. Nhà sưu tập Gu Qing đã dành 3 năm mua và sưu tập thánh thư từ nước ngoài.

“Hầu hết các tài liệu ban đầu được lưu hành ở Khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc”, Gu nói với tờ Shanghai Daily. Ông Gu thành lập một trung tâm nghiên cứu tại khu vực mới Pudong cho các chuyên gia và các học giả khảo sát loạt di tích văn hoá này (ảnh).

020170327001559.jpg

Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, Đại học Tây Tạng và Đại học Sư phạm Thượng Hải đã hợp tác với trung tâm.

XiReSangBu, giám đốc Trung tâm nghiên cứu tài liệu Tây Tạng với Đại học Tây Tạng đã tìm thấy các bản sao của các bản kinh hiếm trong số các tài liệu. Ông nói các tài liệu nổi bật bao gồm các bản kinh được viết trên lá pattra, các tấm vàng và bạc cũng như những bản kinh được trang trí bằng vàng và đá quý của nhà Thanh.

Lá cây pattra rất bền đã được sử dụng trước khi có giấy. Một cây bút bằng thép được sử dụng để khắc tiếng Phạn trực tiếp vào lá.

Các văn bản này chứa các tự truyện của văn học cổ Ấn Độ, luật pháp và các bài viết cổ điển Phật giáo.

Một số văn khố bao gồm hồ sơ của các cư dân sống ở phía Nam dãy Himalaya và các cống vật cho nhà Đường.

“Một số tài liệu dường như là kinh điển Phật giáo được viết bằng ngôn ngữ Newar cổ của Nepal. Chúng gần như “mất tích” ngay cả ở Nepal”, Surendar Bajracharya, giáo sư thuộc Trung tâm nghiên cứu Phật học Nepal Tribhuvan nói.

Tất cả các tài liệu đã được số hóa dưới dạng hình ảnh và tệp PDF. Ông Gu cho biết tất cả các tập tin điện tử sẽ được mở miễn phí cho các nhà nghiên cứu toàn cầu.

Văn Công Hưng
(theo Shanghai Daily)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here