Trang chủ Phật học Lịch sử Phật giáo Ấn Độ – Phần 04: Từ thời Đức...

Lịch sử Phật giáo Ấn Độ – Phần 04: Từ thời Đức Phật Thích-ca Mâu-ni cho đến thời kỳ tiền Phật giáo Đại Thừa (tt)

183
0

CHƯƠNG 2: CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT

THUẬT NGỮ

Người sáng lập ra đạo Phật được Phật giáo và những truyền thống tôn giáo phi Phật giáo ở Ấn Độ gọi là “Đức Phật”; đệ tử của Đức Phật là Phật tử thỉnh thoảng được dùng để chỉ cho những người kế thừa các tông phái (1). Thuật ngữ “Đức Phật” nghĩa là “người đã giải thoát”. Vì thế Phật giáo có thể được gọi là “đạo giác ngộ”. Mặc dù, thuật ngữ “Đức Phật” cuối cùng được sử dụng chỉ cho giáo chủ của Phật giáo, ban đầu thuật ngữ này là một danh từ chung thường được dùng bởi những tín đồ Kỳ na giáo. Lấy ví dụ, theo kinh Kỳ na giáo Isibhasiyaim thì bốn mươi lăm nhà hiền nhân (rsi) là “tất cả các vị phật sẽ không trở lại thế giới này” (2). Những người Kỳ na giáo thường dùng thuật ngữ “Jina” (người chiến thắng tinh thần) để chỉ cho người sáng lập Mahavira theo thực tế của họ. Cho nên tôn giáo của họ được biết như Kỳ na giáo. Thuật ngữ “Jina” cũng được tìm thấy trong kinh điển Phật giáo đặc biệt là trong truyền thống Phật giáo Đại thừa. Một thuật ngữ khác được dùng trong cả Kỳ na giáo và Phật giáo là “arhant” (tiếng Phạn) hay “arahant” (tiếng Pali) [bậc xứng đáng]. Thuật ngữ này đặc biệt quan trọng trong Kỳ na giáo bởi những tín đồ Kỳ na giáo được biết như là “arhata” (3). Trong Phật giáo thuật ngữ này chỉ cho những người đệ tử của Đức Phật đã đạt được sự giác ngộ, trong khi thuật ngữ “Đức Phật” được dùng để chỉ Đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Bởi vì đệ tử của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni thường dùng thuật ngữ “Đức Phật” lấy từ thuật ngữ này là tên đặt cho tôn giáo của mình. Kỳ na giáo và Phật giáo còn dùng chung với nhau nhiều thuật ngữ khác như “mâu-ni” (muni-tịnh mặc) và “thế tôn” (bhagavat) (4)

ĐỨC PHẬT ĐẢN SINH

Đức Phật lịch sử thường dùng để chỉ cho Phật Thích-ca Mâu-ni (Thích-ca tịch mặc hay người bộ tộc Thích-ca). Ngài được sinh ra trong dòng họ Gautama (P. Gotama). Theo những bộ sử liệu ghi chép truyền thống, tên riêng của Ngài trước khi rời bỏ hoàng cung để sống cuộc đời tu tập là Shiddhartha (S. Siddhattha). Bộ tộc Thích-ca là một bộ tộc nhỏ ksatriya (sát-đế-lợi, tầng lớp chiến binh) sống gần khu vực biên giới Ấn Độ và Nepal; thủ đô là Kapilavastu (Ca tỳ la vệ). Bộ tộc Thích-ca ban đầu làm nghề trồng lúa. Mặc dù Thích-ca Mâu-ni được cho là xuất thân từ gia đình ksatriya nhưng trong bộ tộc Thích-ca không thấy có sự phân chia bốn giai cấp. Vì thế, không có chứng cớ tồn tại để chứng tỏ rằng Đức Phật Thích-ca Mâu-ni là người Aryan hay thuộc dòng dõi Phương Đông. Nhà nước có nền chính trị đầu xỏ với với những vua lãnh đạo luân phiên như người đứng đầu (rajan) của bộ tộc. Mặc dù bộ tộc Thích-ca là nước tự trị nhưng nó không hoàn toàn độc lập kể từ khi bộ tộc này bị xâm lược bởi nước Kausala ở miền Bắc. 

Các nhà học giả hiện đại thường cho rằng Đức Phật lịch sử là Đức Phật Gautama. Vì tên Gautama là tên bộ tộc của Đức Phật, danh hiệu này có ý nghĩa đặc biệt để làm tương phản với những Đức Phật khác như Phật Ca Diếp (Kasyapa) và Phật Di lặc (Maitreya) từ những bộ tộc khác. Tuy nhiên, vì cả hai Đức Phật Ca Diếp và Phật Di lặc chỉ là hai nhân vật thuộc huyền thoại, không có Đức Phật lịch sử nào khác xuất thân từ bất cứ bộ tộc nào khác hơn là Đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Tên gọi có ý nghĩa “Thích-ca Mâu-ni” (Thích-ca tịch mặc) chỉ cho Đức Phật lịch sử trong những thuật ngữ theo tổ chức xã hội lớn hơn bộ tộc Thích-ca. Tuy nhiên, Thích-ca Mâu-ni là danh hiệu truyền thống được sử dụng để chỉ cho Đức Phật lịch sử.

Cha của Đức Phật là Tịnh Phạn (Suddhodana), một trong những người lãnh đạo của bộ tộc Thích-ca. Mẹ của Đức Phật có tên là Maya. Bởi vì bà qua đời sau bảy ngày sinh Đức Phật tương lai, ngài được Ma-ha-ba -xà-ba-đề Kiều-đàm-nhi (Mahaprajapati Gautami), em gái hoàng hậu nuôi dưỡng. Nanda là em cùng cha của ngài.

 Vào thời điểm gần đến ngày hoàng hậu Maya hạ sinh Đức Phật tương lai, bà chuẩn bị trở về quê nhà của mình ở Devadaha. Hoàng hậu hạ sinh thái tử trong hành trình trở về quê tại rừng Lumbini (Lâm-tỳ-ni). Một hay hai thế kỷ sau, khi vua Asoka thực hiện chuyến hành hương về các địa điểm liên quan đến cuộc đời Đức Phật, ông đến thăm Lumbini và xây một bảo tháp (stupa, đài tưởng niệm) và dựng một trụ đá ở đây. Khoảng tám thế kỷ sau, nhà hành hương Trung Quốc là Huyền Trang đã đến viếng nơi này. Trụ đá được phát hiện vào năm 1896 và bia ký đã được giải mã, địa điểm được xác định trong một ngôi làng hiện đại của Rummindei, nơi đản sanh của Đức Phật.

Theo truyền thuyết, khi Đức Phật sinh ra, một đạo sĩ tên Asita (A-tư-đà) đến từ vùng Himalayas. Sau khi quan sát các đặc điểm thân tướng của thái tử, ông đã dự đoán rằng: “Đứa trẻ này chỉ có hai con đường. Nếu sống cuộc đời thế tục, ngài sẽ trở thành một vị vua chuyển luân thánh vương và thống nhất thế giới. Nếu từ bỏ cuộc sống trần tục (trở thành một vị khất sỹ) thì ngài sẽ trở thành một bậc giác ngộ”.

NGÀY SINH CỦA ĐỨC PHẬT

Một vài lý luận làm tăng lên mối liên quan về niên đại ra đời của Đức Phật. Đức Phật được cho là mất lúc ngài tám mươi tuổi. Vì thế, hầu hết các lý luận dựa trên việc cho rằng niên đại tịch diệt của ngài và từ đó tính ngược lại niên đại ra đời của Đức Phật. Một trong những lý luận được chấp nhận rộng rãi nhất là căn cứ vào những bộ biên niên sử Sri Lanka (Tích Lan): Dìpavamsa (Đảo sử) và Mahàvamsa (Đại sử). Dựa trên điều căn bản của những nguồn tài liệu này, Wilhelm Geiger đã tính được rằng Đức Phật mất năm 483 TCN và do đó Ngài phải sinh vào năm 563 TCN (5). Hermann Jacobi sử dụng cùng phương pháp và cùng nguồn tài liệu để xác định rằng Đức Phật mất năm 484 TCN (6). Nhà học giả Nhật Bản Kanakura Ensho đi đến kết luận cùng niên kỷ (7). Tài liệu “chấm chấm” này đã chuyển sang bản dịch Trung Quốc những bản chú giải Theravada về tạng Luật (vinaya), bộ Samatapasadika (T 1462) cũng chỉ niên kỷ tương tự. Vào lúc kết thúc mỗi khóa an cư mùa mưa sau khi Đức Phật nhập diệt. Mỗi dấu chấm đã được thêm vào bản kinh này. Tài liệu “chấm chấm” được trích dẫn bởi Fei Ch`ang-fang, người hoàn thành bộ biên soạn lịch sử và thư mục Phật giáo, quyển ‘Li-tai san-pao chi” năm 597 kỷ nguyên chung (KNC). Fei ghi chú rằng 975 dấu chấm được thêm vào bản kinh vào khoảng năm 489 KNC. Fei đã mắc lỗi khi thay đổi niên đại sang năm 490 KNC. Sự qua đời của Đức Phật vì thế có thể xảy ra vào 975 năm trước năm 490 KNC theo những tài liệu chấm chấm này (8).

Những lý luận trên căn bản dựa vào những bộ niên đại lịch sử Sri Lanka. Mặc dù một số điểm trái ngược được tìm thấy trong những lý luận này, hầu hết các học giả đồng ý rằng Đức Phật mất trong khoảng vài năm thời điểm năm 480 TCN. Vào khoảng cuối thế kỷ thứ mười chín, Max Muller cho rằng Đức Phật mất năm 477 TCN và giữ lập trường rằng những niên đại Sri Lanka có thể được chỉnh sửa cho phù hợp với những chứng cứ được tìm thấy trong những tác phẩm của Bà la môn và Kỳ na giáo. Tuy nhiên, nhiều học thuyết khác nhau được tìm thấy trong tác phẩm Puranas của Hindu và nhiều kinh sách của Kỳ na giáo. Muller đã chọn lựa một cách thiếu khoa học chỉ các văn bản gần với tài liệu tìm thấy trong niên đại Sri Lanka. Do thế, lý luận của Muller chỉ là thiểu số, nếu có chỉ là những người ủng hộ hiện đại. 
Học giả Nhật Bản hiện đại xuất chúng Ui Hakuju (1882-1963) đã có đánh giá về những lý luận trên. Dựa trên lý lẽ của mình về những nguồn tài liệu từ những truyền thống phía Bắc của Phật giáo, Ui cho rằng giữa thời điểm Đức Phật tịch diệt cho đến khi vua Asoka lên ngôi chỉ trải qua 116 năm. Nên niên đại của Đức Phật vì vậy nằm trong khoảng 466-386 TCN (9). Ui ghi chú rằng biên niên sử Sri Lanka cho rằng 218 năm trôi qua giữa lúc Đức Phật mất tới triều đại Asoka và có năm vị vua thay nhau cai trị đất nước trong suốt thời kỳ này. Tuy nhiên, 218 năm là quá dài cho một giai đoạn chỉ có 5 vị vua cai trị đất nước; Vì vậy Ui bác bỏ niên đại nhập diệt của Đức Phật dựa trên truyền thống Tích Lan. Ui đi đến kết luận sửa lại niên đại theo ông là 386 TCN là năm Đức Phật nhập diệt thay vì lấy năm 271 TCN là năm vua Asoka lên ngôi và tiếp tục trở ngược về 116 năm theo những bằng chứng căn bản của truyền thống phía Bắc. Gần đây hơn, Nakamura Hajime đã chấp nhận cách tính của Ui nhưng chỉnh lại niên đại lên ngôi của vua Asoka là 268 TCN, vì thế ông cho rằng năm nhập diệt của Đức Phật xảy ra vào năm 383 TCN.

Sự khác nhau còn lại giữa quan điểm mà Ui bảo vệ với quan điểm của các học giả Tây phương (những ai thường căn cứ vào cách tính toán dựa trên nguồn tài liệu Sri Lanka) là khoảng thời gian gần một thế kỷ. Hiện tại, dường như không thể đi đến một học thuyết có sức thuyết phục để giải thích sự khác nhau giữa hai lập trường quan điểm trên. Trước đây, những biên niên sử Sri Lanka có vẻ như là nguồn tài liệu tốt hơn bởi do những bảng kê các vị vua và những năm trị vì đất nước. Những nguồn tài liệu của truyền thống phương Bắc dường như yếu hơn vì họ chỉ phát biểu rằng hơn một trăm năm trôi qua giữa thời điểm Đức Phật nhập diệt tới lúc vua Asola lên ngôi mà không có liệt kê danh hiệu của các vị vua và số năm các vị vua trị vì. Tuy nhiên, những bản liệt kê chỉ có năm vị vua theo truyền thống Sri Lanka trị vì trong một thời kỳ nhiều hơn hai thế kỷ. Điều này còn bao hàm lịch đại của năm vị tổ Luật tông giữa thời kỳ Đức Phật Thích-ca Mâu-ni và Asoka: Upali, Dasaka, Sonaka, Siggava và Moggaliputta Tissa. (Truyền thống phương Bắc cũng cho rằng năm vị tổ sư giữ những vai trò lãnh đạo quan trọng trong tăng đoàn giữa thời Đức Phật và vua Asoka: Mahakasyapa, Ananda, Madhyantika, Sanakavasi và Upagupta.)

Theo biên niên sử Sri Lanka, Phật giáo chia thành nhiều tông phái vào thời vua Asoka. Tuy nhiên, vài bằng chứng nhỏ chỉ rằng nhiều sự phân chia thực sự đã xảy ra được tìm thấy trong bia ký Asoka từ Sanci, Sarnath và Kausambi và tất cả những địa điểm quan trọng của Phật giáo suốt triều đại Asoka cho thấy ông đã quở trách tăng đoàn, phản đối việc việc cho phép phân phái trong Phật giáo. Những bia ký cho thấy rằng những mâu thuẫn nảy sinh trong tăng đoàn Phật giáo diễn ra ở một số khu vực. Những sự bất đồng chắc chắn diễn ra sau cuộc tranh cãi tại đại hội kiết tập kinh điển lần hai về mười điều về giới luật xuất gia. Nếu sự phân chia trong Phật giáo thành nhiều tông phái không đi xa hơn thời vua Asoka thì khi đó niên đại của Đức Phật theo Nakamura sẽ là từ năm 463-383 TCN có vẻ phù hợp; những niên đại này khá phù hợp với lịch sử thời kỳ sau của sự phát triển tăng đoàn Phật giáo (xem chương sáu). Chấp nhận những niên đại của Nakamura trong lịch sử này tuy nhiên không nên hiểu là sự bác bỏ những biên niên sử của Sri Lanka như nguồn tài liệu tham khảo. Đúng hơn, vấn đề của niên đại Đức Phật cần được nghiên cứu xa hơn, đặc biệt trong mối quan hệ với sự phát triển của Kỳ na giáo và Bà la môn giáo.

TỪ BỎ ĐỜI SỐNG THẾ TỤC

Theo những miêu tả truyền thống thì Đức Phật Thích-ca Mâu-ni sống một cuộc đời xa hoa từ thời còn niên thiếu. Khi ngài lớn lên trở thành chàng trai trẻ, Ngài kết hôn cùng Da-du-đà-la (Yasodhara), họ có với nhau một đứa con trai, tên là La-hầu-la (Rahula). Tuy nhiên, Thích-ca Mâu-ni bị ám ảnh một cách sâu sắc bởi những vấn đề mang tính sống còn liên quan đến ý nghĩa của cuộc sống. Khi ngài hai mươi chín tuổi (theo một số miêu tả khác nhau, ngài được mười chin hoặc ba mươi mốt), ngài rời khỏi gia đình và trở thành một vị khất sỹ du phương.

Thích-ca Mâu-ni dường như có tâm thế trầm ngâm. Ngay cả trước lúc ngài rời bỏ gia đình, có một lần ngài bắt đầu thiền định mà không có bất cứ sự cố gắng hay chuẩn bị gì để đạt được tầng thiền thứ nhất trong khi ngồi dưới bóng cây xem cha mình là đức vua, cày trên cánh đồng gần đó theo một phần nghi thức tôn giáo. Thích-ca Mâu-ni còn được kể là ngài rất chăm chú quan sát những con chim ăn những con giun bị xới tung lên bởi những luống cày và cảm thương sâu sắc bởi cách mà các sinh linh tàn hại lẫn nhau. Ngài nhận ra rằng mặc dù con người có thể tránh nhìn một người già nhưng ai cũng phải già đi. Mặc dù con người không muốn đau khổ do bệnh tật hoặc chứng kiến những người bệnh nhưng không một ai có thể thoát khỏi bệnh tật. Mặc dù con người lo sợ cái chết và không muốn chết nhưng không ai có thể thoát khỏi cái chết.

Những mối quan tâm của Thích-ca Mâu-ni về những vấn đề sống còn của đời người và cái chết được sau này được kịch hóa trong những bộ tiểu sử bằng sự diễn tả về bốn cuộc chạm trán với bốn cảnh người trong bốn chuyến du ngoạn bên ngoài hoàng cung của phụ vương. Đầu tiên, ngài gặp một người già, sau đó là người bệnh và cuối cùng là người chết. Bị ám ảnh sâu sắc, ngài trở về hoàng cung mỗi chuyến đi. Trong lần ra ngoài lần thứ tư ngài đã nhìn thấy một vị khất sỹ du phương và ngài đã quyết tâm từ bỏ gia đình và trở thành một vị khất sỹ tu hành.

Thích-ca Mâu-ni rời bỏ gia đình và đi ngược lại với ước muốn của cha mẹ. Vào lúc khoảng giữa đêm, ngài cưỡi con ngựa yêu quý của mình, Kiền-trắc (Kanthaka) và người đánh ngựa của mình, Xa-nặc (Chanda), bí mật rời xa hoàng cung. Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Mahaparinibbanasuttanta, DN, quyển 2, trang 151), ngài “rời khỏi gia đình để tìm kiếm điều thiện (kusala).”

Phần 05: Từ thời Đức Phật Thích-ca Mâu-ni cho đến thời kỳ tiền Phật giáo Đại Thừa

THỰC HÀNH KHỔ HẠNH

Thích-ca Mâu-ni rời khỏi gia đình, cạo tóc, đắp y và bắt đầu lên đường đến đến vương quốc Magdha về hướng Nam, quê hương của những nhóm khất sỹ. Vào thời điểm này, con đường công cộng được biết như tuyến đường phía Bắc (Uttarapatha) bắt đầu tại Sravasti chạy theo hướng đông qua khỏi Kapilavastu và sau đó rẽ về hướng Nam đến Kusinagara, Vaisali và sông Hằng (Ganges). Con đường này sau đó vượt qua sông Hằng đi vào vương quốc Magadha và kết thúc tại Rajagrha. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni chắc chắn đã đi đến thành phố của vương quốc Rajagrha bằng con đường này. Theo những nguồn tài liệu truyền thống thì vua Bimbisara đã gặp Thích-ca Mâu-ni khất thực vào một ngày nọ và quyết định mời ngài làm quốc trưởng của vương triều. Vua Bimbisara cho truyền cận thần đi thuyết phục Thích-ca Mâu-ni từ bỏ việc tìm kiếm chân lý nhưng Thích-ca Mâu-ni đã từ chối.

Thích-ca Mâu-ni sau cùng bắt đầu thực hành những phương pháp tu khổ hạnh dưới sự hướng dẫn của một trong những vị lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng nhất vào lúc bấy giờ, Arada Kalama (P. Alara Kalama), một vị thầy chuyên tu thiền. Ông dạy Thích-ca Mâu-ni làm thế nào để đạt trạng thái vô niệm bằng thiền định. Tuy nhiên, Thích-ca Mâu-ni không thỏa mãn với thành quả thiền định đạt được và ngài đi đến tu tập dưới sự chỉ dạy của một vị thầy khác, Udraka Ramaputra (P. Uddaka Ramaputta), người đã đạt được tầng thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tầng thiền này vi tế hơn tầng thiền vô niệm và được coi là tâm tĩnh lặng hoàn toàn, có thể được coi là hợp nhất với một số hình thức của chân lý tuyệt đối. Tuy nhiên, Thích-ca Mâu-ni nhận ra rằng khi ngài thoát xuất định ra khỏi tầng thiền này thì tâm của ngài vẫn phải chống chọi với mọi phiền muộn hằng ngày. Vì thế, sự tĩnh lặng đơn thuần của tâm thức bằng thiền định không tương đồng với giác ngộ ra chân lý tuyệt đối. Thiền định có ích lợi trong việc rèn luyện tâm nhưng chân lý tuyệt đối còn có tính giác trí chỉ có thể nhận ra bằng trí tuệ. Và vì vậy Thích-ca Mâu-ni rời thầy Udraka Ramaputra tiếp tục ra đi.

Tầng thiền vô niệm và tầng thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ đều bao gồm trong sự liệt kê bốn tầng thiền của Phật giáo lúc ban đầu. Mặc dù một số học giả nghi vấn liệu chăng những tầng thiền này được nghĩ ra do Arada và Udraka, thiền định (dhyana) rõ ràng được sử dụng để an tịnh tâm trước thời của Đức Phật. Những di vật của nền văn minh sông Hằng chỉ ra rằng người Ấn Độ chắc chắn có tu tập thiền định. Tuy nhiên, khi Đức Phật diễn tả về tam vô lậu học giới luật, thiền định, trí tuệ ngài đặt trí tuệ lên trên cả thiền định. Theo cách này thì ngài muốn chỉ ra niềm tin của ngài rằng thiền định tự nó không giúp cho hành giả khám phá ra chân lý. Thiền định là một công cụ cần thiết cho việc đào luyện tâm nhưng chỉ khi nào nó được kế hợp với trí tuệ thì khi ấy mới có thể nhận ra được chân lý.

Thích-ca Mâu-ni sau đó tìm nơi tĩnh mịch trong rừng để thực tập khổ hạnh. Ngài chọn một điểm gần ngôi làng Ưu-lâu-tần-loa (Uruvilva-senani) cạnh sông Ni-liên-thiền (Nairanjana) nơi ngài tu tập sự hành xác như luôn nghiến chặt rang và đầy lưỡi lên nóc họng. Chỉ bằng hành động mạnh mẽ của ý chí có thể vượt qua được nỗi đau đớn của việc tu tập mang lại. Một lần ngài nhập thiền và ngừng tất cả hơi thở thoát ra từ miệng và mũi nhưng khi đó được cho là bắt đầu thở qua lỗ tai. Cuối cùng ngài ngưng cả hơi thở. Chịu đựng đau đớn và khổ sở kèm với thực tập đòi hỏi nhiều nỗ lực nhưng trong cách này, những người tu tập tâm linh cố gắng thiết lập chánh niệm và phát triển một trạng thái tâm không còn là đối tượng của khổ đau. Do ngừng thở, Thích-ca Mâu-ni được coi như rơi vào trạng thái cận kề cái chết.
Những lần khác Thích-ca Mâu-ni nhịn ăn, sống mà không ăn uống gì trong nhiều ngày. Ngài còn dùng phương cách giảm dần lượng thức ăn đưa vào cơ thể cho đến khi ngài hoàn toàn ngưng hẳn ăn uống. Do nhịn ăn trong thời gian dài mà ngài trở nên gầy mòn, da bong tróc chảy xệ, tóc rụng và cơ thể bị nhào nát vì đau đớn. Do bởi tu hành khổ hạnh và vượt qua khổ đau nên Thích-ca Mâu-ni càng tăng thêm ý chí và nỗ lực giải thoát tâm mình ra mọi khổ đau phiền não.

Suốt thời gian này, người hành giả tu tập khổ hạnh trong rừng và học cách chịu đựng nỗi đau, nhiều tri giác sai lầm khởi lên trong tâm vì ngài vẫn còn dính mắc tới đời sống. Hoặc có thể ngài bị cám dỗ bởi những dục vọng và tham muốn của đời sống thế tục. Những nghi ngờ có thể sinh ra liên quan tới suy nghĩ liệu rằng ngài có đang theo đuổi con đường tu hành đúng đắn. Ngài có thể sợ những con thú rừng gây hại lúc giữa đêm. Đối với Thích-ca Mâu-ni, những nghi ngờ, sợ hãi, tri giác sai lầm là hiện thân của thế lực ma vương Mara (Mara-Papimant), kẻ luôn cố tìm mọi cách thuyết phục Đức Phật từ bỏ con đường tu khổ hạnh. Thiên ma bám theo Đức Phật trong bảy năm nhưng không bao giờ thành công trong việc thuyết phục Đức Phật từ bỏ con đường tìm cầu chân lý. (Trong những bộ tiểu sử Đức Phật sau này, những pháp tu hành khổ hạnh của Đức Phật thường được cho là kéo dài sáu năm, số liệu này có thể được hiểu như “sáu năm tròn” hay gần bảy năm. Theo một số bộ tiểu sử thời gian sau này thì Đức Phật tương lai trải qua giai đoạn này ở núi Dandaka ở Gadhara).

Một ý chí mạnh mẽ rất cần thiết để giúp vượt qua những sợ hãi, nghi ngờ, khổ đau do việc tu hành khổ hạnh mang lại. Đức Phật tương lai càng tăng thêm ý chí đến mức tâm của ngài gần như thoát khỏi mọi khổ đau. Mặc dù ngài phần nào đạt được sự giải thoát như ngài tìm kiếm, ngài nhận ra rằng ý chí mạnh mẽ không đồng nghĩa với trí tuệ chân chính. Đức Phật tương lai đã trải qua những khổ sở và đau đớn lớn hơn bất kỳ người nào chịu đựng. Suốt thời gian này, ngài phát triển và duy trì chánh niệm nhưng vẫn không nhận ra được bất kỳ trí tuệ tu hành nào vượt trội hơn những người bình thường. Vào lúc đó, ngài nhớ lại thời gian lúc còn trẻ khi vào một lần ngài cùng phụ vương tham dự một lễ hội nhà nông, khi ấy ngài ngồi dưới gốc cây và nhập vào sơ thiền rất dễ dàng. Sau khi suy nghĩ về sự kiện này lúc nhỏ, Thích-ca Mâu-ni từ bỏ con đường tu tập khổ hạnh và quyết định tu tập thiền định thực sự là con đường đưa đến giác ngộ (Bodhi).

Dịch bởi: Thích Đồng Tâm: nguồn: daophatngaynay.com

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here