Trang chủ Thiền môn xứ Huế Chùa -Tháp Chùa làng, lẽ thiện của ngôi làng Việt Nam.

Chùa làng, lẽ thiện của ngôi làng Việt Nam.

145
0

"Nếu đình làng là nơi dân hội họp bàn bạc các việc hành chánh, nông nghiệp, kinh tế, xã hội, thì ngôi chùa là nơi dân đến tu tâm, dưỡng tánh, học tập từ bi và trí tuệ, và cầu nguyện cho mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an, gia đình được yên bình hạnh phúc. Toan Ánh, nhà nghiên cứu các phong tục, tập quán Việt Nam, đã viết :

-"Dân làng thường đến chùa lễ Phật, nhất là trong những ngày tuần tiết. Những gia đình có tang ma thường cúng tuần tứ cửu ở chùa".

-"Ngoài việc lễ Phật ở chùa, các Tăng Ni thường được dân làng mời đến làm lễ ở nhà riêng, trong những khi có người đau yếu thì mời làm lễ tụng kinh để cầu bình an, và trong những đám tang thì mời làm lễ siêu độ".

-"Các cư sĩ (Phật tử tự nguyện) thường ăn chay một tháng mấy ngày, còn Phật tử (chỉ tin theo đạo Phật) không bắt buộc phải ăn chay.

Đạo Phật ngày nay trong thời kỳ chấn hưng, tại các làng quê, việc thờ Phật vẫn được dân quê theo giữ, và các chùa luôn luôn có các thiện nam, tín nữ tới nghe kinh và lễ Phật. Trong việc thờ Phật, dân làng luôn luôn rất chân thành. Hằng năm, vào đầu mùa hạ, để cầu sự bình an cho dân làng, người ta có làm lễ kỳ an, tục gọi là cầu mát…"
("Làng Xóm Việt Nam", NXB Trẻ, Tp.HCM, 2005, tr. 253 – 254)

Ngày nay, trên thực tế, các ngôi chùa đã được đưa vào hệ thống tổ chức của Giáo Hội Phật Giáo, cư sĩ thì tu tập sinh hoạt tín ngưỡng trong tổ chức Khuôn hội; tuổi trẻ thì được hướng dẫn trong tổ chức Gia Đình Phật Tử; Tăng Ni được giáo dục có hệ thống trong học đường Phật giáo để nâng cao trình độ học vấn nội điển và ngoại điển (các kiến thức về đạo và đời), khả năng y thuật, nghi lễ và tổ chức; các sinh hoạt tôn giáo của quần chúng và các hoạt động xã hội vì đạo vì đời vì vậy đã được phát triển mạnh, rộng và sâu theo ba mục tiêu bất biến của giáo lý nhà Phật, tùy theo điều kiện của từng cá nhân:

– Từ bỏ các điều ác, bất thiện gây tổn hại đến tha nhân và tập thể trong lời nói, ý nghĩ và việc làm.

– Nỗ lực làm các điều thiện đem lại lợi ích, an vui, hạnh phúc cùng lúc cho tự thân, gia đình và tập thể;

– Làm chủ tâm lý: loại bỏ các tâm lý tiêu cực, phát huy các tâm lý tích cực, từ ái, vị tha, khoan dung, ổn định và trí tuệ.

Kinh sách, giáo lý nhà Phật đã được dịch, giảng bằng Việt ngữ, phổ biến qua nhiều mạng thông tin: hoằng pháp; báo chí; băng đĩa; sách vở, các tổ chức tu học,

"Chùa làng" đích thị là ngôi chùa của tâm thức thôn dân, là lẽ thiện ngân vọng muôn đời.

thực hành ngũ giới (không sát sinh, không lấy của không cho, không liên hệ giới tính phi luật pháp, không nói dối, không uống, ghiền các chất men say); thập thiện giới (không sát sinh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói lời thô ác, không nói lời mị người, không tham lam, không sân hận, không tà kiến); tỉnh tâm niệm về Phật hạnh, Phật đức, Phật huệ, hay thực hành thiền định, tham gia các công tác từ thiện, xã hội, các tổ chức trạm xá y tế, Tuệ Tĩnh đường, nhà trẻ, viện dưỡng lão, viện mồ côi…

 Ngôi chùa vì thế vừa tiếp tục giữ vai trò truyền thống là chỗ dựa tình cảm, lòng tin, tâm linh của quần chúng, vừa phát huy vai trò văn hóa của dân tộc nuôi dưỡng sức mạnh tâm lý hành thiện, từ bi và trí tuệ vì an lạc, hạnh phúc của số đông của nhân dân. Sức mạnh tâm lý ấy ngày mỗi được nâng cao theo mức độ thấm nhuần tinh thần sống hòa hợp, vô ngã và vị tha của quần chúng.

Tiếng kinh kệ đang âm vang khắp mọi miền của đất nước ta, và tiếng chuông chùa sớm chiều tiếp tục ngân nga như liên tục kiên trì đánh thức dậy những tâm lý hiền thiện, những cảm giác bình an trong tâm thức mọi thôn dân. Chính tâm lý nầy và cảm giác nầy hình thành nếp sống văn hóa của từng địa phương Việt Nam.

"Chùa làng" đích thị là ngôi chùa của tâm thức thôn dân, là lẽ thiện ngân vọng muôn đời.

HT.T.C.T

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here