Trang chủ Sáng tác - Nghệ thuật Chân Diện Mục Của Cái Đẹp Qua Một Số Bài Thơ Thời...

Chân Diện Mục Của Cái Đẹp Qua Một Số Bài Thơ Thời Đại Lý Trần

278
0

Con đường của thiền học Việt Nam và thơ Thiền Lý – Trần

Thế giới quan thiền học từ lâu đã trở thành ngọn nguồn cho nhiều nền văn hóa Đông Á. Tại Việt Nam, một đất nước có lịch sử truyền thống Phật giáo lâu dài, văn hóa thiền phát triển rực rỡ, đặc biệt là vào thời đại Lý – Trần như nhiều người đã biết.

Theo Nguyễn Lang, tác giả cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận, thì đạo Phật đến Giao Châu vào khoảng từ nửa cuối thế kỉ thứ I đến đầu thế kỉ thứ II. Truyền thuyết Tiên Dung – Chử Đồng Tử có ghi lại cuộc tiếp xúc này và dấu vết về việc truyền đạo của một nhà sư Tây Vực là Khâu Đà La (Sudra). Vị tổ đầu tiên theo sách vở xưa (cụ thể làThiền uyển tập anh) là Tỳ Ni Đa Lưu Chi, vị này đến Luy Lâu vào năm 580, thuyết pháp tại chùa Dâu (Bắc Ninh) và truyền thừa được 19 đời. Kế đó là các thiền phái: Vô Ngôn Thông (Kiến Sơ, Phù Đổng, Gia Lâm), Thảo Đường (chùa Khai Quốc), Trúc Lâm – Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh).

Năm 938, Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán. Nước ta mở ra một thời kì độc lập tự chủ. Trước yêu cầu chuẩn bị về mặt lí luận tư tưởng cho dân tộc vào thời đại mới, trong điều kiện Nho giáo vẫn chưa bắt rễ được vào ý thức người Việt. Những vua chúa của các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần đã tiếp thu Phật giáo như một hệ tư tưởng chính thống. Cũng chính thời kì này, giới trí thức tăng lữ có tiếng nói lớn trên vũ đài chính trị. Chủ trương đề cao trí tuệ, nhân quả từ bi rất phù hợp với tính chất văn hóa bản địa của người Việt, cho dù được tiếp thu bằng tư duy bác học, hay bằng những tín ngưỡng dân gian. Phật giáo trong quá trình dung hợp với Nho và Đạo đã tạo nên một thượng tầng văn hóa rực rỡ trong lịch sử dân tộc, đặc biệt là lĩnh vực văn chương.

 Đi tìm chân diện mục cái đẹp

 Ta cùng đọc qua bài kệ sau đây của thiền sư Từ Đạo Hạnh ( 1072- 1116) thời Lý:

Tác hữu trần sa hữu

Vi không nhất thiết không

Hữu không như thủy nguyệt

Vật trước hữu không không

Bản chất sắc không của các pháp được biểu đạt bằng những hình ảnh lung linh đầy sức biểu đạt (có không như trăng nước, chớ bám vào cái có mà cho không là không). Tinh thần của Bát nhã ba la mật: “Xá lị tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị…”. “

Bài trướcCông bố 10 đề cử Kỷ lục Phật giáo Thế giới đầu tiên
Bài tiếp theo9 suy nghĩ tích cực khiến tâm trạng bạn tốt hơn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here