Trang chủ Về TTVHPG Liễu Quán Ấn phẩm Liễu Quán số 24 – Vu lan PL.2565

Ấn phẩm Liễu Quán số 24 – Vu lan PL.2565

654
0

VU LAN – MÙA HIẾU HẠNH!

Ấn phẩm Liễu Quán số 24 sẽ là một món quà đặc biệt có ý nghĩa cho tất cả bạn đọc và là món quà tặng bạn bè trong mùa Vu Lan, Phật lịch 2565.

Ấn phẩm LIỄU QUÁN số 24 với chuyên đề “Di sản Phật giáo Chăm-pa vùng Bắc Hải Vân

Một mùa Vu lan nữa trở về giữa lúc cơn đại dịch Covid-19 trên toàn cầu cũng như ở trên đất nước, quê hương thân thương của chúng ta chưa có dấu hiệu thuyên giảm, phát sinh nhiều biến thể mới, nguy hiểm và cướp đi hàng ngàn sinh mạng của đồng bào của chúng ta.

Trong hoàn cảnh hiện nay, là người con Phật, chúng ta nhiếp tâm cầu nguyện để chuyển những nguồn năng lượng thiện lành đến với mọi người, cùng giữ mình và giữ cho mọi người, mong cơn đại dịch chóng qua, bình an sớm trở về trên mỗi quê hương, đất nước. Tùy vào khả năng và hoàn cảnh cho phép, người con Phật cần phát huy hơn nữa tinh thần nhập thế, dấn thân phụng sự bằng những việc làm hiền thiện, thiết thực, cụ thể, có ích với chính bản thân cũng như đối với cộng đồng, ngỏ hầu san sẻ, xoa dịu và làm vơi đi phần nào những khó khăn, mất mát mà đồng loại và đồng bào chúng ta đang đối diện. Đó chính là thông điệp “Tri ân – Báo ân” theo đúng tinh thần Đức Phật đã dạy mà chúng tôi muốn gởi đến quý đọc giả qua ấn phẩm Liễu Quán kỳ này.

Liễu Quán số 24 quay trở lại với các chuyên mục thường kỳ qua các bài viết của các tác giả:

– Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Truyền thông với tâm Từ bi 

– Trần Đình Hằng: Cây chuối – lòng Mẹ với chuyện hương hỏa xứ Huế

– Đỗ Hồng Ngọc: Bốn lời nguyện rộng lớn

– Trịnh Đình Hỷ: Triết lý Phật giáo dưới khía cạnh lịch sử và khoa học

– Thích Đồng Dưỡng: Về tấm bia chùa Lãnh Sơn hiện dựng tại sân Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huê

– Đỗ Minh Điền, Đỗ Ngọc Bảo Thư: Tình hình xuất bản kinh sách Phật giáo tại Huế từ 1930 đến 1945

– Trần Văn Dũng: Về tượng Phật và tháp bằng vàng trong tháp Phước Duyên, chùa Thiên Mụ

– Nguyễn Văn Hiệu: Thần nhân trượng kiếm: Phỏng dựng giáp phục dựa trên tượng Thần tướng chùa Long Đọi

– Thích Nữ Huyền Tâm: Tu viện Phật giáo cổ Ajina Tepe ở Tajikistan

– Nina Muller, Cao Huy Hóa dịch: Virut Corona chủng mới qua lăng kính của Y học Tây Tạng

– Thích Nữ Như Minh: Hoài niệm

– Thanh Long: Biển vàng

– Thích Nữ Mai Anh: Thềm quế và Cung trăng qua thi kệ của thiền sư Y Sơn

– Lê Thọ Quốc: Về những tấm mộc bản lưu giữ tại từ đường Thái tộc ở Kim Long

Ngoài những chuyên mục trên, Liễu Quán dành phần lớn dung lượng đăng tải nội dung chuyên đề “Di sản Phật giáo Chăm-pa vùng Bắc Hải Vân” – giới thiệu đến quý độc giả những nguồn tư liệu và di sản Phật giáo Chăm-pa hết sức quý giá mà lớp người tiền trú đã để lại trên dải đất từ phía Nam đèo Ngang đến Bắc Hải Vân, khi người Việt chưa hiện diện trên cùng đất này.

Có thể nói, di sản văn hóa Chăm-pa nói chung trong đó có di sản Phật giáo Chăm-pa, trải qua gần 1.000 năm được người Việt tiếp nhận, gìn giữ và phát huy giá trị đã trở thành một thành tố quan trọng trong tổng thể không gian văn hóa Việt, có mối quan hệ mật thiết và gắn bó hữu cơ với văn hóa Việt hiện tại. Với ý nghĩa đó, chuyên đề đã cung cấp cho độc giả những nguồn sử liệu và di sản Phật giáo Chăm-pa hết sức quý giá mà lớp người tiền trú đã để lại trên dải đất miền Trung, trải dài từ phía Nam đèo Ngang đến Bắc Hải Vân, qua các bài viết với sự cộng tác của các nhà nghiên cứu chuyên ngành hiện đang ở Huế, Quảng Trị, Hà Nội cũng như ở hải ngoại:

– Nguyễn Hữu Thông: Văn minh Ấn Độ và sự ra đời mô thức xã hội duyên hải miền Trung Việt Nam

– Nguyễn Văn Quảng: Di chỉ Phật giáo Chăm-pa vùng Bắc Hải Vân qua tư liệu khảo cổ học

– Nguyễn Phước Bảo Đàn, Lê Thọ Quốc, Đào Xuân Ngọc: Về các di vật Chăm-pa trong các ngôi chùa xứ Huế

– Hà Vũ Trọng: Nhận diện cột đá thiêng A Zoi tại A Lưới: Một bảo tháp Phật giáo Chăm-pa thế kỷ IX – X

– Lê Đức Thọ: Dấu ấn Phật giáo Chăm-pa vùng Quàng Trị

– Đỗ Trường Giang: Di sản Phật giáo Chăm-pa ở Quảng Bình trong bối cảnh thương mại và Phật giáo đời Đường.

Kính giới thiệu Liễu Quán số 24 với chuyên đề “Di sản Phật giáo Chăm-pa vùng Bắc Hải Vân” và nhân mùa Vu lan Phật lịch 2565, thay mặt BBT kính chúc quý chư thiện hữu tri thức, quý cộng tác viên và toàn thể quý độc giả: Hiếu hạnh vẹn tròn, Cát tường như ý! Cầu nguyện đại dịch Covid-19 chóng qua, cuộc sống bình yên trở về với chúng ta!

P/s: Địa chỉ liên hệ và đặt Liễu Quán số 24

  1. Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán – 15A Lê Lợi, Tp. Huế (Cô Tuệ Quảng – Đt: 0914.208.008 hoặc qua facebook này).
  2. Phòng Phát hành chùa Quán Sứ – 73 Quán Sứ, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội (Chị Thanh Hà – Đt: 0914.923.656.
  3. Sách Hà Nội – 958/13 Lạc Long Quân, P.8, Q. Tân Bình, Tp. HCM (Anh Võ Thanh Vân – Đt: 0903.414.545.
Ấn phẩm Liễu Quán số 24: Di sản Phật giáo Chăm-pa vùng Bắc Hải Vân ảnh 2
Nội dung ấn phẩm Liễu Quán số 24, xuất bản tháng 8-2021

 

Ấn phẩm Liễu Quán số 24: Di sản Phật giáo Chăm-pa vùng Bắc Hải Vân ảnh 3
Ấn phẩm Liễu Quán số 24: Di sản Phật giáo Chăm-pa vùng Bắc Hải Vân ảnh 4
Ấn phẩm Liễu Quán số 24: Di sản Phật giáo Chăm-pa vùng Bắc Hải Vân ảnh 5
Ấn phẩm Liễu Quán số 24: Di sản Phật giáo Chăm-pa vùng Bắc Hải Vân ảnh 6
Ấn phẩm Liễu Quán số 24: Di sản Phật giáo Chăm-pa vùng Bắc Hải Vân ảnh 7
Ấn phẩm Liễu Quán số 24: Di sản Phật giáo Chăm-pa vùng Bắc Hải Vân ảnh 8
Ấn phẩm Liễu Quán số 24: Di sản Phật giáo Chăm-pa vùng Bắc Hải Vân ảnh 9
Ấn phẩm Liễu Quán số 24: Di sản Phật giáo Chăm-pa vùng Bắc Hải Vân ảnh 10
Ấn phẩm Liễu Quán số 24: Di sản Phật giáo Chăm-pa vùng Bắc Hải Vân ảnh 11

Lieuquanhue

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here